Welcome to our online store

test

Nghe Nhac
New Products
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mi thuat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mi thuat. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, tháng 8 09, 2009

Ba người bạn và cuộc chơi tranh sơn dầu

Chung tình bạn và sở thích tranh sơn dầu, còn đề tài, màu sắc, đường nét trong tác phẩm của họ - Nguyễn Trọng Mười, Nghiêm Bá Huynh và Nguyễn Hà Bắc - lại mỗi người một vẻ. Triển lãm chung của ba người sẽ khai mạc vào 30/7 tại 16 Ngô Quyền, Hà Nội.

Nguyễn Hà Bắc tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật nhưng gắn bó nhiều hơn với thể loại phim hoạt hình. Anh là đạo diễn của nhiều bộ phim đoạt các giải thưởng lớn như: Giấc mơ của ếch xanh, Chú chuột biến hình, Quạ và công, Vợ chồng sáo, Sự tích cái nhà sàn… Coi làm phim hoạt hình là một cái nghề, còn vẽ là niềm đam mê không cùng, Hà Bắc tâm sự, hội họa, với anh là "cuộc chơi không bao giờ đến đích".


Ngựa dưới nét vẽ của đạo diễn Hà Bắc.


Tại triển lãm tranh lần này, Hà Bắc mang tới 15 bức tranh lấy đề tài từ ngựa. Ngựa trong tranh anh, dù ngựa chiến hay ngựa chọi đều được biểu hiện với màu sắc khá mạnh, đường nét sống động. Họa sĩ chia sẻ: "Khai thác duy nhất một đề tài, nên tôi tập trung vào đường nét và màu sắc, tạo cho người xem cảm giác lúc mạnh mẽ, quyết liệt, lúc uyển chuyển, thân thiện của con vật này".

Thiếu nữ trong tranh của Nguyễn Trọng Mười.

So với đạo diễn Hà Bắc, đề tài trong tranh của Nguyễn Trọng Mười đa dạng hơn. Anh vẽ tĩnh vật và người với phong cách tả chân. Vốn là một nhà thiết kế công trình trong quân đội, Trọng Mười tới nhiều nơi trên đất nước. Ở đó, anh thường ký họa chân dung của những những người phụ nữ vùng cao, vùng sâu hay những thiếu nữ đồng bằng để có thể vẽ lại ngay khi trở về thành phố.

Trong khi đó, cũng thể hiện sự gắn bó với quê hương, đất nước, nhưng họa sĩ Nghiêm Bá Huynh chọn cách tái hiện phong cảnh những làng quê Việt Nam thân quen và gần gũi. Tranh anh mang lại cảm giác nhẹ nhàng, ấm áp, thơ mộng.

Tác phẩm của họa sĩ Nghiêm Bá Huynh.

Khi được hỏi ý tưởng thực hiện triển lãm tranh chung, họa sĩ Trọng Mười cho biết: "Chúng tôi là những người bạn thân, đều mê tranh sơn dầu. Một hôm, trong một cuộc vui, chúng tôi nảy ra ý định triển lãm, coi đây là một cuộc chơi, để thỏa mãn niềm đam mê của mình".

Triển lãm sẽ diễn ra đến hết 12/8.

Nguồn: Sưu tầm


Add to Cart View detail

Thứ Bảy, tháng 8 08, 2009

Họa sĩ Trịnh Long triển lãm 'Sự sống'

Một họa sĩ bị liệt 10 năm chuẩn bị thực hiện triển lãm tranh mang tên "Sự sống" vào trung tuần tháng 8 tại Hà Nội.

Cách đây đúng 10 năm, họa sĩ Trịnh Long bị liệt toàn thân sau một tai nạn. Từ một con người sôi động và mạnh mẽ, luôn tìm tòi, thử nghiệm và ưa mạo hiểm, sau biến cố nghiệt ngã này, anh lặng lẽ sống, vẽ và sáng tạo. Kết quả phi thường của 10 năm lặng lẽ là triển lãm tranh mang tên "Sự sống", sẽ khai mạc ngày 5/8 tại Trung tâm Mỹ thuật Việt (42 Yết Kiêu, Hà Nội).

Suốt 10 năm qua, vì không còn đi được các chuyến xa, anh vẽ với tư liệu là ký ức. Những ruộng bậc thang vùng Tây Bắc, phong cảnh Sa Pa, Cát Bà… qua ký ức của anh vẫn còn nguyên vẻ thơ mộng vẫn đẹp đẽ như nó vốn có.


Bức sơn dầu Phong cảnh Sa Pa, được vẽ 2 năm sau tai nạn.

Căn phòng anh làm việc là một phòng bệnh theo nghĩa đầy đủ, cũng giường bệnh nhân, xe lăn, bông băng… chỉ khác đây là phòng bệnh của một họa sĩ. Anh vẽ rất khó khăn bởi chỉ còn một cánh tay phải cử động một chút theo chiều dọc, khi đưa những nét bút ngang là cả một nỗ lực. Với cây bút buộc chặt vào cánh tay, anh vẽ bằng gan ruột mình, nhiều bức tranh có cả nước mắt.

Không còn nhiều sự lựa chọn trong việc tìm tòi phong cách, tranh Trịnh Long bình dị ở mảng chân dung, mảng anh vẽ nhiều nhất. “Tôi vẽ người thân, bạn bè, vẽ bất kỳ ai đến thăm tôi, đó là nguồn tư liệu 'sống' quý giá của tôi", anh nói. Những chân dung anh vẽ, có bức vui vẻ lạc quan như Chân dung chị Nina, hồn nhiên ngây thơ như Bé Ngọc Trâm… nhưng thường là gợi suy nghĩ về những điều quý giá của sự sống.

Sự sống (2001-2006).


“Sự sống quý giá nhưng mỏng manh, cuộc sống con người như một hành trình leo núi mà sinh mạng người ta được treo trên một sợi dây. Sợi dây có thể đứt bất cứ lúc nào… tôi là người leo núi không may mắn”, anh tự bạch. Là người đã "trót tuột tay", anh đang cố gắng để mình không rơi xuống đáy vực. “Có thể không lên được đỉnh núi nhưng tôi vẫn phải leo, vẫn phải cố gắng từng ngày một. Và đối với tôi, một chút tiến bộ cũng là một thành công lớn”.

Mảng tranh chân dung hiền lành, bình dị bao nhiêu thì mảng siêu thực của anh lại dữ dội, quằn quại bấy nhiêu. Ở những bức Vĩnh cửu, Sự sống hay Tự họa, trong không gian bao la của trời và đất, của vũ trụ, trong sự dữ dội của thiên nhiên, cách nhìn của anh phảng phất đâu đó phong cách của Salvado Dali (họa sĩ Tây Ban Nha, phong cách siêu thực đầu thế kỷ 20).

Chân dung tự họa, vẽ năm 2007.

Tự họa là bức tranh rất ấn tượng. Trong tranh, chân dung họa sĩ như một tượng đài làm từ thiên nhiên và đứng giữa thiên nhiên. Thân thể anh là những viên đá, mặt mũi anh là cây lá. Con người và thiên nhiên giao thoa, không có sự phân biệt, tách rời.

Nguồn: Sưu tầm


Add to Cart View detail

Hơn 200 họa sĩ cùng chung triển lãm tại TP HCM

Hơn 200 tác phẩm của hàng trăm họa sĩ, điêu khắc gia đã hội ngộ về không gian Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM trong một cuộc triển lãm quy mô lớn, báo cáo kết quả 3 tháng tham gia trại sáng tác do hội mỹ thuật TP tổ chức.

Năm 2009, Hội mỹ thuật TP tổ chức 10 trại sáng tác cho các hội viên. Bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 6, hàng trăm hội viên đã đi thực tế tại nhiều địa điểm ở TP HCM, các tỉnh miền Nam, miền Trung và Hà Nội... để tìm cảm hứng sáng tác nhiều tác phẩm.

Trong hơn 200 tác phẩm gửi được chọn dự triển lãm báo cáo kết quả và trao giải, bức điêu khắc Người đầu làng, khắc họa chân dung già làng của nghệ sĩ Đinh Rú, đoạt giải nhất.

Không chỉ có các họa sĩ đã thành danh và các hội viên tham gia triển lãm, mà 50 họa sĩ trẻ cũng góp mặt, thổi luồng gió trẻ trung và góp phần làm đề tài của các tác phẩm trong triển lãm thêm đa dạng, phong phú.

Ông Huỳnh Văn Mười, Chủ tịch của Hội mỹ thuật TP HCM cho biết, đầu tháng 12 tới, tại TP HCM sẽ diễn ra Festival mỹ thuật trẻ trong khuôn viên Đại học Mỹ thuật. Đây là dịp để lực lượng họa sĩ trẻ của thành phố có cơ hội thể hiện khả năng sáng tạo.

Dưới đây là vài tác phẩm tại triển lãm:

"Cuối thu", sơn dầu của Phúc An.


"Sống cùng nhau", sơn dầu của Nguyễn Đình Hiền.

"Người đầu làng", gỗ của Đinh Rú.


"Cô gái Trường Sơn". sơn dầu của Đào Xuân Thảo.


"Cửa sổ", sơn dầu của Vũ Hà Nam.


"Tha thướt dáng xuân", sơn dầu của Đặng Ái Việt.


"Tình yêu", tổng hợp của Huỳnh Phú Hà.


"Đồng đội", sơn dầu của Ngô Đồng.


"Thành phố lạnh", sơn dầu của Nguyễn Văn Đủ.


"Giấc mơ trưa", sơn dầu của Đỗ Viết Khanh.



Nguồn: vnexpress.net


Add to Cart View detail

Thứ Sáu, tháng 8 07, 2009

Sotheby's phủ nhận cáo buộc của con trai Bùi Xuân Phái

Tiếp tục im lặng trước các bức thư cảnh báo của họa sĩ Bùi Thanh Phương, nhưng trả lời báo giới, đại diện nhà đấu giá Sotheby's Hong Kong khẳng định, họ không bán tranh giả của cố họa sĩ Bùi Xuân Phái.

Trong thư trả lời phóng viên TTXVN tại Hong Kong, người phát ngôn của Sotheby's bác bỏ hoàn toàn cáo buộc của họa sĩ Bùi Thanh Phương - con trai cụ Phái. Họ cho rằng, những nhận định của Bùi Thanh Phương là "không công bằng và thiếu phân tích kỹ thuật". Nhà đấu giá này cam đoan, tất cả số tranh của Bùi Xuân Phái mà họ bán trong năm nay đều là tranh thật.

Một bức tranh của Bùi Xuân Phái được đưa ra đấu giá. Bùi Thanh Phương cho rằng đây là tranh giả, còn Sotheby's khẳng định "là tranh thật".


Trước đó, qua tìm hiểu từ các nguồn tin riêng, họa sĩ Bùi Thanh Phương nhận thấy, trong hai phiên đấu giá vào 8/4 và 6/10, Sotheby's Hong Kong đã rao bán 13 bức tranh của Bùi Xuân Phái, trong đó chỉ có bức Mèo đỏ là tranh gốc. Họa sĩ Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam - cũng cung cấp thông tin, bức Trước giờ biểu diễn của Bùi Xuân Phái được bán trong phiên 8/4 nhiều khả năng là giả, vì bức tranh thật hiện do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lưu giữ.

Bùi Thanh Phương cho biết, động thái này của Sotheby's đã đẩy anh vào tình thế "không thể không kiện". "Chuyện phủ nhận là phản ứng dễ hiểu của họ. Bất cứ ai bị buộc tội ban đầu cũng lên tiếng thanh minh như mình là nạn nhân. Nếu họ đúng, tại sao họ không trả lời những bức thư của tôi. Tôi không thể im lặng. Nếu mình không tiếp tục có phản ứng, năm sau, họ sẽ lại bán ra những lô tranh giả khác", anh nói.

Cố họa sĩ Bùi Xuân Phái (trái) và con trai Bùi Thanh Phương. Ảnh tư liệu.


Con trai cụ Phái trù tính, nếu theo kiện, anh sẽ phải chi ra một khoản kinh phí không nhỏ, nhưng theo anh, đây vẫn là việc cần phải làm. Vị luật sư người Mỹ mà Bùi Thanh Phương muốn thuê không thể đến Hà Nội vào tháng 11 như dự định. Nhưng họa sĩ cho biết, nhiều khả năng anh sẽ khởi kiện Sotheby's vi phạm tác quyền vào mùa hè tới - thời điểm anh có chuyến sang Hong Kong để tổ chức một cuộc triển lãm

Nguồn: ART.com


Add to Cart View detail

Con trai HS Bùi Xuân Phái kiện Sotheby bán tranh giả

4 trong số 5 bức tranh của Bùi Xuân Phái mà hãng Sotheby's Hong Kong đem ra đấu giá gần đây được gia đình khẳng định là giả. Con trai cố họa sĩ dự định mời một luật sư người Mỹ để theo đuổi vụ kiện vi phạm bản quyền.

Họa sĩ Bùi Thanh Phương (phải). Ảnh nhân vật cung cấp.


Đầu tháng 10, hãng đấu giá Sotheby's chi nhánh Hong Kong tuyên bố trên một trang web rằng, họ sẽ tổ chức bán 5 bức tranh của họa sĩ Bùi xuân Phái, gồm: Mèo đỏ, hai bức tranh lấy đề tài về chèo và hai bức đề tài phố cổ. Khi phát hiện ra, trong số đó, chỉ có bức Mèo đỏ là tranh thật, họa sĩ Bùi Thanh Phương - con trai Bùi Xuân Phái - đã gửi thư cảnh báo cho Sotheby's.

Trước phản ứng của gia đình, Sotheby's đã gỡ thông tin về các bức tranh nhưng phiên đấu giá vẫn diễn ra như dự định. 3 trong số 5 bức tranh đã được bán. Bức tranh thật Mèo đỏ được bán với giá 50.000 HKD (hơn 6.000 USD). Bức chèo thứ nhất giá 150.000 HKD (hơn 19.000 USD) và bức chèo thứ hai 162.500 HKD (hơn 20.000 USD). Như vậy, tranh giả, dù được sao chép, làm nhái vẫn bán đắt hơn nhiều lần so với tranh thật. Họa sĩ Thanh Phương cho biết, 150.000 HKD và 162.500 HKD là những mức giá “kỷ lục cho một bức tranh vẽ trên giấy báo của một họa sĩ Việt Nam”. Những người mua đã phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để rước về 2 bức Bùi Xuân Phái giả hiệu. Trước đó, Sotheby's Hong Kong đã có một phiên rao bán tranh Bùi Xuân Phái vào 8/4. Tính ra, trong năm nay, Sotheby's đã bán 13 bức tranh của cố họa sĩ, trong đó duy nhất bức Mèo đỏ là thật.


Thông tin về các bức tranh của Bùi Xuân Phái được đăng trên trang web của Sotheby's.


Việc xác định tranh thật hay giả theo họa sĩ Bùi Thanh Phương là không khó đối với những người có chuyên môn và am hiểu phong cách của Bùi Xuân Phái. Anh khẳng định: “Sai lầm cơ bản của người chép tranh là không hiểu đặc trưng tranh Bùi Xuân Phái. Tranh ông có tính khái quát cao. Ông không cần mô tả những chi tiết lặt vặt như mắt mũi mồm, vì thế nhiều bức mang vẻ cô hồn, liêu trai”. Anh ví dụ, bức chèo thứ hai vẽ 3 diễn viên, người cầm quạt, người đang soi gương sửa tóc được làm giả ở chỗ, nó không sao chép theo một bức nào nhất định của Bùi Xuân Phái mà được mô phỏng lắp ghép từ 3 bức riêng lẻ của cụ. Bùi Xuân Phái vẽ chèo, vẽ phố, người làm giả cũng có thể vẽ chèo, vẽ phố, đó là đề tài, là motif có thể bắt chước, nhưng nhại phong cách của cụ, theo anh Phương, là không dễ. Đó là chưa kể đến kỹ thuật trong khi vẽ - vốn là bí quyết của từng người - không phải ai cũng biết. Vì vậy, con trai họa sĩ cho rằng, người trong giới chỉ cần nhìn qua, sẽ biết đâu là thật, đâu là giả. "Có điều, các nhà sưu tập nước ngoài, do ít được xem tranh thật của cụ Phái hoặc quá tin tưởng vào danh tiếng của Sotheby's chăng, nên đã mua phải đồ dởm", họa sĩ Phương phỏng đoán.
Bức tranh giả "Chèo" do Sotheby's đấu giá hôm 6/10 được anh Phương cho là mô phỏng từ 3 bức tranh phía dưới của Bùi Xuân Phái.

3 bức riêng lẻ của Bùi Xuân Phái bị mô phỏng.


Họa sĩ Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam - cho biết, sau khi xem các bức tranh được đăng tải trên mạng, ông cũng ngờ ngợ, nhận ra một số đường nét, hình ảnh không phải là của cụ Phái. Riêng bức Trước giờ biểu diễn được bán với giá 124.216 USD hôm 8/4 chắc chắn là tranh giả vì họa phẩm thật hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. “Tôi biết vì năm 1984, chính Hội Mỹ thuật đã trao bức này, cùng với bức Ban nhạc công chèo cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam”. Bức nguyên gốc có khổ 60 x 80 cm còn bức tranh được rao bán khổ 50 x 64,5 cm.

Ngoài Bùi Xuân Phái, nhiều họa sĩ khác ở VN cũng bị chép tranh, làm giả tranh. Thực trạng này khiến nhiều người băn khoăn về nguồn gốc những bức tranh giả. Họa sĩ Bùi Thanh Phương lý giải: “Việc chép tranh thì ở nước nào cũng có. Có thể, ban đầu, chép tranh chỉ nhằm mục đích chép chơi, chép để học, để tặng nhau thôi. Nhưng do không am hiểu nên có thể có người hồn nhiên mang đi bán. Hoặc cũng do các nhà sưu tập nhỏ lẻ ở nước ngoài sang Việt Nam mua tranh giả với giá rẻ mạt và về nước bán rất đắt vì không ai biết đó là sản phẩm nhái”. Tuy nhiên, trước thực trạng nhiều tác phẩm của các họa sĩ Việt Nam nổi tiếng thế kỷ 20 bị rao bán ồ ạt thời gian qua, anh không loại trừ trường hợp có hẳn một đường dây chuyên sao chép tranh giả để cung cấp cho các đầu mối ở nước ngoài. Hậu quả nhãn tiền của hiện tượng này là sự mất giá của tranh Việt, của cả nền hội họa Việt Nam, chứ không riêng gì đối với tranh Bùi Xuân Phái. Do bị bán tranh giả, lại là tranh chép một cách cẩu thả, tác phẩm của cụ Phái ngày càng mất giá trên thị trường. Uy tín của ông chắc chắn bị giảm sút. Hơn nữa, Bùi Xuân Phái được coi là một trong những cái đỉnh của hội họa Việt Nam. Nếu các nhà sưu tập nước ngoài chỉ được chiêm ngưỡng “cái đỉnh” đó qua những tác phẩm giả hiệu, giá trị của cả nền hội họa ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Thực tế này đã khiến cho họa sĩ Bùi Thanh Phương và những người yêu tranh cụ buồn lòng.

Nguyên gốc bức Trước giờ biểu diễn...

... và bức tranh giả được Sotheby's đem ra đấu giá hôm 8/4. Ảnh tư liệu.


Vì vậy, con trai cố họa sĩ muốn theo đuổi vụ kiện đến cùng, dù thắng hay thua, nó vẫn có ý nghĩa là phản ứng đầu tiên của Việt Nam đối với các vụ vi phạm bản quyền có quy mô quốc tế. Hiện tại, anh đã mời Henry Gallagher - một luật sư người Mỹ rất mê tranh cụ Phái - làm cố vấn trong vụ việc này. Trong tháng 11, Gallagher sẽ sang Việt Nam để xem xét cụ thể công việc. Nếu ông nhận lời, Bùi Thanh Phương sẽ khởi kiện. Ông Trần Khánh Chương khẳng định: “Hội Mỹ thuật Việt Nam ủng hộ việc làm của gia đình, lên án hiện tượng sao chép tranh, làm giả tranh, bán tranh giả vi phạm bản quyền. Hội đứng về phía hội viên và sẽ giúp đỡ về mặt tinh thần nếu vụ kiện xảy ra”.

Ông cũng cho biết, một khi đã khởi kiện, chúng ta sẽ phải tuân thủ luật quốc tế. Theo đó, chi phí theo đuổi vụ kiện sẽ không phải là nhỏ. Ở các nước, việc thẩm định tranh giả hay thật do các viện giám định thực hiện. Từ bức tranh giả, họ sẽ phân tích xem màu của tranh có phải được sản xuất từ đầu thế kỷ 20 hay không, giấy, lụa của tác phẩm được sản xuất từ thời nào… Ngoài ra, cũng có thể giám định chữ ký của tác giả tại các bức tranh. Đó chính là căn cứ để xác định xem liệu Sotheby's có mượn danh Bùi Xuân Phái để rao bán các bức tranh chép hay không.


Add to Cart View detail

Thứ Hai, tháng 8 03, 2009

Tết nhớ về tranh Hàng Trống

Tôi từng trò chuyện cùng ông ở phố cổ Hội An. Chiều cuối năm về quê mẹ, gặp tranh Cá chép trông trăng trên bức tường đã cũ, chợt trông tranh tôi bỗng nhớ người...


Rồng rắn


Sinh ra trong một gia đình có 7 anh chị em, ông Lê Đình Nghiên thuộc thế hệ thứ ba trong một gia đình có truyền thống nghề tranh ở làng Bình Vọng (Thường Tín, Hà Tây). Ông vào nghề từ thời thơ ấu, chuyên hòa màu mài mực cho bố vẽ tranh. Làng quê xa khuất trong ông do trước đó, ông nội và bố đã ra lập nghiệp tại phố Hàng Trống, Hà Nội ngót trăm năm. Nhiều đời, đông anh em con cháu nhưng rồi chỉ mỗi mình ông còn đeo đuổi nếp nghề. Việc ông theo lời mời ra Hội An cũng không ngoài nếp ấy, làm sao tranh Hàng Trống không tuyệt tích trong thiên hạ là sứ mệnh “xuyên qua hai thế kỷ” của ông.

Nghệ nhân Lê Đình Nghiên


Rít hơi thuốc dài, ông Nghiên lim dim mắt: “Ở tranh Hàng Trống, chỉ có khâu in nét là được làm hàng loạt, còn khâu tô vẽ màu thì làm từng bức. Đôi khi tôi sáng tạo thêm so với mẫu, tùy theo cảm hứng và bút lực vờn tranh”. Thật tiếc, dù dòng tranh này đã gắn bó hàng trăm năm với người dân kẻ chợ nhưng đến nay, biết bao vật đổi sao dời. Tranh Hàng Trống không còn bán trên phố xưa Hàng Trống. Nhà ông Nghiên nay cũng đã chuyển lên phố Cửa Đông. Tuy vậy, bí quyết tranh Hàng Trống vẫn được gia đình ông bảo tồn, lưu giữ. Những cuộc Nam du cũng không ngoài “lưu giữ di động” cho tranh. “Người chơi tranh Hàng Trống ngày nay không còn theo mùa Tết. Mà người chơi cũng không còn nhiều lắm. Hầu như bây giờ họ thích tranh, ảnh nước ngoài hơn!” Tuy nhiên, cũng có điều ngược lại, trong số những khách hàng quen thuộc của ông, du khách nước ngoài chiếm phần khá đông.
Điều ông Nghiên trăn trở nhất hiện nay là nguy cơ thất truyền của dòng tranh Hàng Trống. Có lẽ do vậy mà ông đã “dụ” một người con trai của ông năm nay 18 tuổi phải học nghề tranh. Ông tâm niệm: “Dù sau này không theo nghiệp tranh gia đình thì mỗi khi rảnh rỗi, nó sẽ vẫn dành chút ít thời gian để vẽ tranh, giữ gìn nghề truyền thống gia đình”.

Còn nhớ, ông trao tôi danh thiếp, địa chỉ ghi Viện bảo tàng Mỹ thuật. Ông có thể về hưu nhưng tranh Hàng Trống sẽ không thể về hưu...

Cá chép trông trăng


Cũng như tranh Đông Hồ và tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống là kỹ thuật và nghệ thuật cha truyền con nối. Mỗi sản phẩm là kết tinh của cả một quy trình công nghệ cổ truyền, qua nhiều công đoạn tỉ mẩn, uyển chuyển, khó khăn. Nếu như các công đoạn của tranh Đông Hồ hầu hết phải qua 3 khâu: vẽ mẫu, khắc ván và in thì tranh Hàng Trống - ngoài các bước nêu trên - còn có thêm công đoạn tô màu bằng tay còn gọi “vờn màu”. Tại Hội An, trước nhiều ống kính trong và ngoài nước, ông Nghiên từng “vờn” như thế. Bàn tay đảo phải ngoặc trái, ánh mắt tựa thôi miên, nét cọ như có thần, thoắt giấy trắng hiện hình “Cá chép trông trăng”. Ngay lúc ấy, thiếu thời tôi cũng thoắt hiện hình. Quên sao được, cũng bức tranh này, ba tôi từng sai tôi phủi... bụi, ghim lên vách phên nhà mỗi khi Tết đến.


Nguồn: Việt Báo


Add to Cart View detail

Người nối dòng tranh với tương lai

Theo hoạ sĩ Lê Đình Nghiên, tranh Hàng Trống thường có màu sắc rực rỡ, tươi vui, giàu sức sống, nên từng được nhiều người Hà Nội ưa chuộng chọn mua về treo Tết.

Những hình ảnh cô đọng trong tranh luôn thể hiện ước vọng về một cuộc sống thuận hoà, sức khoẻ, hạnh phúc cùng khát khao hướng tới Chân - Thiện - Mỹ.

Tranh treo Tết Hàng Trống có nhiều loại, nổi lên là những tranh thờ như: tranh Hương chủ, Tam đa (Phúc – Lộc – Thọ), chữ Phúc, chữ Thọ, Bà Chúa thượng ngàn, Ông Hoàng cưỡi lốt, Ông Hoàng cưỡi cá, Tứ phủ công đồng, Ngũ Hổ, Bạch Hổ thần tướng… Tranh Hương chủ gồm ba bức, bên chữ Phúc, bên chữ Thọ, ở giữa là long, ly, quy, phượng được nhiều người tìm chọn mua về. Những gia đình trí thức thường thích bộ tranh Nhị bình - hai bức, như chim công múa và cá chép trông trăng.

Họa sĩ Lê Đình Nghiên - Người duy nhất còn vẽ tranh Hàng Trống - bộc bạch: Ngay giữa lòng Thủ đô vẫn còn không ít người không biết từ bao đời nay người Hà Nội có một dòng tranh dân gian riêng của mình. Có người còn nhầm lẫn giữa tranh Hàng Trống và tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), họ chưa tách bạch được đây là hai dòng tranh dân gian, mang tính văn hoá của hai vùng quê khác nhau.

Nhiều người chưa biết đến tranh Hàng Trống là do dòng tranh này ít xuất hiện trên thị trường. Ngay ở phố Hàng Trống nay cũng chỉ còn duy nhất cửa hàng Mỹ Thái bày bán. Ông Bùi Hưng Hoàng - Chủ cửa hàng Mỹ Thái -là bạn của họa sĩ Lê Đình Nghiên vì yêu những nét đẹp trong tranh Hàng Trống, cảm nhận được tâm huyết của người sáng tác ông đã mang tranh về bày bán ở cửa hàng mỹ nghệ của gia đình.

Vài năm trở lại đây, lượng khách nước ngoài đến nước ta ngày càng tăng, đời sống vật chất của người dân được cải thiện, người ta quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm văn hoá truyền thống. Cửa hàng Mỹ Thái và tranh Hàng Trống của Lê Đình Nghiên mới được nhiều người tìm đến.

Tranh Hàng Trống mai một, ông Hoàng lý giải, do dòng tranh này ít đem lại lợi nhuận, nên chẳng ai muốn theo nghề, bên cạnh là sự thăng tiến của dòng tranh đương đại. “Sống giữa cái phố ngồn ngộn gallery mà chủ yếu là tranh chép, tôi nghĩ sao chúng ta không mang cái đẹp của tranh dân gian Hàng Trống giới thiệu với mọi người. Thế là tôi với anh Nghiên ngồi lại, bàn nhau tìm cách đưa tranh Hàng Trống đến người yêu tranh”.

Họa sĩ Lê Đình Nghiên hiện đang là cán bộ phục chế chuyên về tranh dân gian Hàng Trống của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Gia đình ông nhiều đời sống ở phố Hàng Trống, vẽ tranh Hàng Trống. Từ năm lên 9 tuổi, cụ thân sinh đã truyền lại nghề vẽ tranh cho ông. Giờ đây, còn lại mỗi mình vẽ tranh Hàng Trống, họa sĩ quyết truyền lại nghề cho con trai. Điều mong mỏi của ông là người con trai theo nghề của gia đình.

Lê Hoàn - Cậu con trai út - năm nay mới bước sang tuổi 17, nhưng cũng đã có vài năm cầm bút vẽ. Vẽ một bức tranh Hàng Trống là cực kỳ công phu, mất nhiều công sức và thời gian, phải qua nhiều công đoạn, bởi vậy có thật yêu và đam mê mới làm được. “Học lâu, khó truyền mà cũng khó kiếm ăn, nhưng tôi vẫn bắt cháu Hoàn theo bằng được, không thì sau này còn có ai làm nữa. Tôi lo ngại cho dòng tranh này, chẳng lẽ rồi chỉ còn lại trong bảo tàng thôi sao?”.

Nguồn: Việt Báo


Add to Cart View detail

Thứ Năm, tháng 7 23, 2009

Vẻ đẹp của tranh dân gian Đông Hồ

Đây là những bức tranh dân gian tiêu biểu cho nền mỹ thuật cổ truyền của Việt-Nam. Mỗi bức tranh là tượng trưng cho một câu chuyện hay một biểu tượng dân gian. Tranh được vẽ trên giấy gió một loại giấy chế tạo thủ công và mực in với màu sắc được lấy từ cây cỏ và vật liệu tự nhiên. Những bức tranh này thường được trưng bày trong những ngày Lễ, Tết như hai câu thơ của thi sĩ Tú Xương:



"Ðì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Om sòm trên vách bức tranh gà".

Ngày nay những bức tranh này vẫn còn được sản xuất ở làng Ðông Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.

(Click vào hình bên dưới để xem thông tin và kích thước thực của tranh)























Nguồn: Sưu tầm


Add to Cart View detail

Most View Product

Contact Online

Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2012. Hainet360 - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger