Welcome to our online store

test

Nghe Nhac

Thứ Hai, tháng 8 03, 2009

Người nối dòng tranh với tương lai

Theo hoạ sĩ Lê Đình Nghiên, tranh Hàng Trống thường có màu sắc rực rỡ, tươi vui, giàu sức sống, nên từng được nhiều người Hà Nội ưa chuộng chọn mua về treo Tết.

Những hình ảnh cô đọng trong tranh luôn thể hiện ước vọng về một cuộc sống thuận hoà, sức khoẻ, hạnh phúc cùng khát khao hướng tới Chân - Thiện - Mỹ.

Tranh treo Tết Hàng Trống có nhiều loại, nổi lên là những tranh thờ như: tranh Hương chủ, Tam đa (Phúc – Lộc – Thọ), chữ Phúc, chữ Thọ, Bà Chúa thượng ngàn, Ông Hoàng cưỡi lốt, Ông Hoàng cưỡi cá, Tứ phủ công đồng, Ngũ Hổ, Bạch Hổ thần tướng… Tranh Hương chủ gồm ba bức, bên chữ Phúc, bên chữ Thọ, ở giữa là long, ly, quy, phượng được nhiều người tìm chọn mua về. Những gia đình trí thức thường thích bộ tranh Nhị bình - hai bức, như chim công múa và cá chép trông trăng.

Họa sĩ Lê Đình Nghiên - Người duy nhất còn vẽ tranh Hàng Trống - bộc bạch: Ngay giữa lòng Thủ đô vẫn còn không ít người không biết từ bao đời nay người Hà Nội có một dòng tranh dân gian riêng của mình. Có người còn nhầm lẫn giữa tranh Hàng Trống và tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), họ chưa tách bạch được đây là hai dòng tranh dân gian, mang tính văn hoá của hai vùng quê khác nhau.

Nhiều người chưa biết đến tranh Hàng Trống là do dòng tranh này ít xuất hiện trên thị trường. Ngay ở phố Hàng Trống nay cũng chỉ còn duy nhất cửa hàng Mỹ Thái bày bán. Ông Bùi Hưng Hoàng - Chủ cửa hàng Mỹ Thái -là bạn của họa sĩ Lê Đình Nghiên vì yêu những nét đẹp trong tranh Hàng Trống, cảm nhận được tâm huyết của người sáng tác ông đã mang tranh về bày bán ở cửa hàng mỹ nghệ của gia đình.

Vài năm trở lại đây, lượng khách nước ngoài đến nước ta ngày càng tăng, đời sống vật chất của người dân được cải thiện, người ta quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm văn hoá truyền thống. Cửa hàng Mỹ Thái và tranh Hàng Trống của Lê Đình Nghiên mới được nhiều người tìm đến.

Tranh Hàng Trống mai một, ông Hoàng lý giải, do dòng tranh này ít đem lại lợi nhuận, nên chẳng ai muốn theo nghề, bên cạnh là sự thăng tiến của dòng tranh đương đại. “Sống giữa cái phố ngồn ngộn gallery mà chủ yếu là tranh chép, tôi nghĩ sao chúng ta không mang cái đẹp của tranh dân gian Hàng Trống giới thiệu với mọi người. Thế là tôi với anh Nghiên ngồi lại, bàn nhau tìm cách đưa tranh Hàng Trống đến người yêu tranh”.

Họa sĩ Lê Đình Nghiên hiện đang là cán bộ phục chế chuyên về tranh dân gian Hàng Trống của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Gia đình ông nhiều đời sống ở phố Hàng Trống, vẽ tranh Hàng Trống. Từ năm lên 9 tuổi, cụ thân sinh đã truyền lại nghề vẽ tranh cho ông. Giờ đây, còn lại mỗi mình vẽ tranh Hàng Trống, họa sĩ quyết truyền lại nghề cho con trai. Điều mong mỏi của ông là người con trai theo nghề của gia đình.

Lê Hoàn - Cậu con trai út - năm nay mới bước sang tuổi 17, nhưng cũng đã có vài năm cầm bút vẽ. Vẽ một bức tranh Hàng Trống là cực kỳ công phu, mất nhiều công sức và thời gian, phải qua nhiều công đoạn, bởi vậy có thật yêu và đam mê mới làm được. “Học lâu, khó truyền mà cũng khó kiếm ăn, nhưng tôi vẫn bắt cháu Hoàn theo bằng được, không thì sau này còn có ai làm nữa. Tôi lo ngại cho dòng tranh này, chẳng lẽ rồi chỉ còn lại trong bảo tàng thôi sao?”.

Nguồn: Việt Báo


Add to Cart

Related Product :

0 comments:

Đăng nhận xét

Most View Product

Contact Online

Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2012. Hainet360 - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger