Welcome to our online store

test

Nghe Nhac
New Products
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghe thuat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghe thuat. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, tháng 2 13, 2011

Mỹ thuật cũng bắt chước Trung Quốc?

Việc sao chép một hướng đi nào đó của hội hoạ Trung Quốc, hội hoạ Hồng Kông hiện nay khá phổ biến. Không ít tác phẩm trưng bày tại triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2010 bắt chước hoạ sĩ Trung Quốc, nhân vật chính mặc trang phục của Trung Quốc.

Mang một chủ đề rộng lớn “Mỹ thuật Việt Nam - Hội nhập và phát triển”, song hội thảo mỹ thuật diễn ra ngày 10.12 tại trung tâm triển lãm Vân Hồ, Hà Nội lại chủ yếu xoáy vào vấn đề nóng: Những hạn chế của cuộc triển lãm mang tính chất nhìn lại đời sống mỹ thuật Việt Nam năm năm qua.

Chóng mặt vì thưởng thức nghệ thuật

Một tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2010. Ảnh: H.Lan


“Đây là triển lãm cồng kềnh thuộc hàng kỷ lục của Việt Nam”, nhà phê bình mỹ thuật Bùi Như Hương bày tỏ sau khi “thưởng thức” 800 tác phẩm điêu khắc, hội hoạ và sắp đặt được bày san sát, chật kín hai tầng nhà M, triển lãm Vân Hồ.

Điều đáng nói, 800 tác phẩm ấy, không phải cái nào cũng là “tuyệt tác” của mỹ thuật Việt Nam trong năm năm qua.

Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo thẳng thắn nhận định, một số tác phẩm chưa xứng tầm góp mặt trong triển lãm toàn quốc và ngay cả những tác phẩm đoạt giải cũng có cái hơi “non” về mặt bố cục. Cùng chung suy nghĩ, nhà phê bình mỹ thuật Phạm Trung góp ý: Chỉ cần loại bớt 1/3 số tranh, triển lãm sẽ “tinh” hơn.

Đây không phải lần đầu giới chuyên môn phàn nàn về cách thức tổ chức triển lãm mỹ thuật toàn quốc. Theo nhà phê bình mỹ thuật Bùi Như Hương, thay vì “nhồi” tất tật các thể loại, các chủ đề, các chất liệu vào chung một không gian, lẽ ra, ban tổ chức nên chia nhỏ diện tích triển lãm thành các chuyên đề để người xem dễ thưởng thức, hoặc mạnh dạn cải tiến, tổ chức luân phiên mỗi năm một triển lãm chuyên đề.

Tại hội thảo, không ít đại biểu nhận định, việc lần đầu tiên, nghệ thuật sắp đặt có mặt tại một triển lãm mỹ thuật toàn quốc, dù hơi ít tác phẩm đã thể hiện sự cởi mở của nhà tổ chức. Tuy nhiên, với không ít người, như thế vẫn chưa đủ. Năm năm vừa qua là khoảng thời gian nghệ thuật đương đại bùng nổ tại Việt Nam. Rất nhiều thể loại mới đã xâm nhập sâu rộng vào đời sống mỹ thuật và có được những thành quả nhất định. Không lẽ nào triển lãm mỹ thuật toàn quốc lại bỏ qua khu vực đang hoạt động hết sức sôi nổi ấy.

Nhiều đại biểu cho rằng, nếu như cứ tiếp tục ưu tiên mảng hội hoạ giá vẽ và điêu khắc thì triển lãm mỹ thuật toàn quốc sẽ khó lòng hấp dẫn đông đảo công chúng. Phải chăng, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến gần một tuần “mở cửa”, triển lãm chỉ thu hút được một số lượng người xem khiêm tốn?

Ảnh hưởng hay bắt chước?

Nhiều đại biểu cho rằng, nếu như cứ tiếp tục ưu tiên mảng hội hoạ giá vẽ và điêu khắc thì triển lãm mỹ thuật toàn quốc sẽ khó lòng hấp dẫn đông đảo công chúng. Ảnh: H.Lan


Giữ vị trí chủ toạ, nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo tiết lộ một phát hiện khiến tất cả cử toạ giật mình. Đó là ngay trong Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2010, ông nhận thấy có những tác phẩm chịu ảnh hưởng khá mạnh, hay nói thẳng ra là bắt chước “bút pháp” của một vài hoạ sĩ Trung Quốc, đặc biệt là Phương Lực Quân. Tại Trung Quốc, hoạ sĩ này được chú ý với sê-ri tranh khắc hoạ những khuôn mặt người biểu hiện sự trì trệ, ngờ nghệch, khiến người xem “tức mắt”, tự thấy mình cần phải vùng lên, cần phải thay đổi.

Không khẳng định đó là sự ảnh hưởng hay copy, ông kể tiếp một câu chuyện cũng đáng giật mình. Mới đây, một nhà sưu tầm tranh người Trung Quốc sang Việt Nam để tìm kiếm những gương mặt triển vọng. Đương nhiên, nhà sưu tầm tranh này cũng tìm đến Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2010. Và sau khi xem hết các tác phẩm, anh chỉ ra gần 10 tác phẩm, theo anh, na ná khuynh hướng Phương Lực Quân.

Chưa kể, có những bức tranh, không hiểu tác giả suy nghĩ gì mà để nhân vật chính mặc trang phục của Trung Quốc. “Tranh này phản ánh cuộc sống của người Trung Quốc chứ không phải của người Việt Nam”, nhà sưu tầm tranh ngỡ ngàng nhắc đi nhắc lại với nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo.

Nhiệt độ hội thảo tăng nhanh khi nhà phê bình mỹ thuật Phạm Trung nhận định: "Việc sao chép một hướng đi nào đó của hội hoạ Trung Quốc, hội hoạ Hồng Kông hiện nay khá phổ biến. Rất nhiều tác phẩm kiểu như vậy đã bị ban tổ chức triển lãm loại bỏ".

Theo đánh giá của một nhà nghiên cứu mỹ thuật là thành viên hội đồng nghệ thuật, 800 tác phẩm trưng bày tại triển lãm được lựa chọn một cách khách quan, công tâm. Những bức tranh “na ná Tranh Trung Quốc” như nhận xét của người này, người kia, nếu xem xét kỹ sẽ thấy chỉ chịu ảnh hưởng ở mức độ học tập chứ không bắt chước tranh ngoại. Tuy nhiên, ngay cả nếu bằng lòng với nhận định này, thì nói như hoạ sĩ Lê Trọng Lân, trong mỹ thuật, việc chịu ảnh hưởng của thế giới có thể thúc đẩy hoặc cũng có thể kìm hãm người hoạ sĩ.

(Theo: BayMau)


Add to Cart View detail

Thứ Bảy, tháng 2 12, 2011

Những giả thuyết mới về bức họa nàng Mona Lisa

Nhà sử học Italy Carla Glori mới đây vừa cho ra cuốn sách với tựa đề "Điều bí ẩn của Leonardo da Vinci" (The Leonardo Enigma) trong đó đề cập đến những phát hiện mới về bức họa Mona Lisa của người nghệ sỹ tài ba này.

Bức họa Mona Lisa. (Nguồn: Internet)


Glori cho rằng manh mối dẫn đến việc xác định được chính xác địa điểm phong cảnh trong bức họa chính là cây cầu ba vòm nằm phía trên vai trái của nàng Mona Lisa có nụ cười bí ẩn.

Cây cầu này ám chỉ đến Bobbio, một ngôi làng ở Piacenza, miền Bắc Italy. Giả thuyết của Glori dựa trên phát hiện gần đây của Silvano Vinceti, một nhà sử học Italy khác, về các con số 7 và 2 ẩn chứa trên nhịp của chiếc cầu đá này.

Theo Glori, con số 7 và 2 đề cập đến năm 1472, thời điểm xảy ra cơn lũ khủng khiếp mà đã phá hủy cây cầu ở Bobbio. Những ghi chép lịch sử cho thấy cây cầu này, được gọi là Cầu Gobbo hay Cầu Cũ (Ponte Vecchio), đã bị cuốn trôi khi nước lũ tràn về sông Trebbia vào năm đó. Leonardo có thể đã thêm con số 72 vào dưới cây cầu để ghi lại cơn lũ khủng khiếp này và cũng để người đời nhận ra nó.

Nhà sử học Vinceti thì cho rằng chìa khóa để làm sáng tỏ sự bí ẩn của bức họa Mona Lisa nằm ở chính đôi mắt của người phụ nữ này. Vinceti đã phát hiện ra chữ "S" trong mắt trái của nàng Mona Lisa và chữ "L" trong mắt phải, cùng với con số 72 ẩn chứa dưới cây cầu nói trên. Các biểu tượng này đã mở ra những chỉ dẫn mới để xác định người mẫu trong tranh cũng như khoảng thời gian thực hiện kiệt tác này, đồng thời cho thấy Leonardo có sự quan tâm về tôn giáo và chủ nghĩa huyền bí.

Những biểu tượng này không nhìn thấy được bằng mắt thường vì chúng "rất nhỏ, được vẽ bằng một cây bút lông nhỏ xíu và dễ bị ăn mòn, hư hỏng theo thời gian. "Tuy nhiên, một học giả chuyên nghiên cứu về Leonardo đã bày tỏ sự hoài nghi, cho rằng những phát hiện mới của Vinceti là không thực tế. Leonardo sinh tại thị trấn Vinci ở vùng Tuscany, nhưng khi lớn lên ông đã đi khắp Italy trong hầu hết quãng đời của mình và làm việc ở Venice, Rome và Bologna.

Người nghệ sỹ này bắt đầu vẽ bức Mona Lisa vào năm 1503 hoặc năm 1504 ở Florence, nhưng tác phẩm này chỉ được hoàn thành nhiều năm sau đó, khi ông chuyển đến Pháp làm việc dưới sự đỡ đầu của Vua Francois I. Hầu hết các nhà sử học chuyên về nghệ thuật cho rằng cảnh nền của bức họa Mona Lisa là một phong cảnh được lý tưởng hóa nhờ trí tưởng tượng của Leonardo. Bức họa đã từng được lưu giữ ở Cung điện Versailles cho đến khi nó được chuyến đến Viện bảo tàng Louvre ở Paris và hiện vẫn là tài sản của Nhà nước Pháp.

Nhiều người tin rằng bức họa Mona Lisa chính là chân dung của Lisa Gherardini, vợ của một nhà buôn lụa giàu có ở Florence.

(Theo: Mĩ Thuật Việt Nam)


Add to Cart View detail

Thứ Ba, tháng 12 29, 2009

Hỗ trợ họa sĩ trẻ TP HCM sáng tác

5.000 AUD (gần 90 triệu đồng) là số tiền mà thành phố Melbourne (Australia) dành để tài trợ họa sĩ trẻ Việt Nam thực hiện tác phẩm mới.

Chương trình tài trợ nghệ thuật này dành riêng cho nghệ sĩ trẻ (tuổi từ 18 đến 36), thuộc phong cách mỹ thuật thị giác, hiện sống và làm việc tại TP HCM.

Một bức tranh của tác giả Lâm Hiếu Thuận, một trong những họa sĩ từng được thành phố Melbourne tài trợ sáng tác. Đây là lần thứ 3, Melbourne tài trợ cho họa sĩ Việt Nam.



Chương trình nhận hồ sơ ứng viên từ ngày 14/12, hạn chót nộp hồ sơ là 17h ngày 26/2.

Ban tổ chức tiến hành thẩm định hồ sơ, chọn ra 10 họa sĩ để trao học bổng, tạo điều kiện cho họ sáng tác tác phẩm mới. Những bức tranh này, sau đó, sẽ được triển lãm tại TP HCM.

Nguồn: Thất Sơn


Add to Cart View detail

Thứ Ba, tháng 12 01, 2009

Những mỹ nữ gốc Hoa cao giá nhất

Củng Lợi khẳng định vị thế của một đại minh tinh trên màn ảnh với khoản thù lao 5 triệu USD cho một bộ phim. Xếp sau cô là các người đẹp Chương Tử Di, Dương Tử Quỳnh, Trương Mạn Ngọc…

Củng Lợi (Gong Li)


Năm 2005, nữ diễn viên tham gia vào bộ phim “Miami Vice” và nhận được cát-xê lên tới 5 triệu USD. Trong các bộ phim tiếng Trung, tiền thù lao cho cô có thể giảm đi một chút, nhưng so với Chương Tử Di, cô vẫn được trả cao hơn.

Chương Tử Di ( Zhang Ziyi)


Tham gia bộ phim “Hồi ức một Geisha”, người đẹp họ Chương được trả thù lao 4 triệu USD. Tuy trong phim này Củng Lợi chỉ đóng vai phụ, cát-xê của hai người đẹp tương đương nhau.

Dương Tử Quỳnh (Michelle Yeoh)


Sau bộ phim "Tomorrow Never Dies" trong loạt phim về điệp viên 007, nữ diễn viên đã trở thành ngôi sao được săn đón. Sự chuyên nghiệp và tinh thần không ngại khó đã giúp cô thành nữ diễn viên gốc Hoa được nể phục. Cô nhận được 2,5 triệu USD cho vai diễn trong “Tomorrow Never Dies”.

Trương Mạn Ngọc (Maggie Cheung)


Năm 1991, nữ diễn viên họ Trương tham gia bộ phim "Center Stage" và giành danh hiệu Nữ diễn viên xuất sắc tại LHP Berlin. Sau đó, cô diễn xuất trong bộ phim "Clean" và nhận được cát-xê vào khoảng 2 triệu USD.

Châu Tấn (Zhou Xun)


Vài năm gần đây, người đẹp trong “Họa bì” nổi lên như một gương mặt mới, xuất hiện trong vô số phim và giành nhiều giải thưởng tại các LHP. Chỉ trong vòng một năm, những bộ phim có sự góp mặt của Châu Tấn trở thành thương hiệu đảm bảo cho các phòng chiếu. Thù lao của cô hiện vào khoảng 4,5 triệu USD.

Thư Kỳ (Shu Qi)


Vẻ gợi cảm và khả năng diễn xuất đã giúp Thư Kỳ trở thành tâm điểm của các đạo diễn. Cát-xê của cô vào khoảng 4 triệu USD.

Triệu Vy (Zhao Wei)


Tham gia “Họa bì”, nữ diễn viên chỉ bỏ túi được 1 triệu USD. Tuy nhiên, sau “Xích bích” và “Hoa Mộc Lan”, Triệu Vy kiếm được khoảng 3,5 triệu USD tiền thù lao.

Phạm Băng Băng (Fan Bingbing) và Lâm Chí Linh (Lin Chi-ling)


Hai nữ diễn viên đều rất xinh đẹp và sexy. Họ là những nữ hoàng quảng cáo, với thù lao khoảng 2,5 triệu USD.

Lý Băng Băng (Li Bingbing) và Từ Tịnh Lôi (Xu Jinglei)


Nguồn: vnexpress.net



Add to Cart View detail

Thứ Hai, tháng 11 30, 2009

Jessia của SNSD bị nhầm là vũ nữ múa cột

Quá hăng say luyện tập cho vở nhạc kịch "Legally Blonde", nữ ca sĩ xinh đẹp bị fan Việt tưởng nhầm là vũ nữ múa cột.

Ca sĩ Jessica. Ảnh: Tvdaily.


Vở nhạc kịch Legally Blonde có sự góp mặt của ba diễn viên xinh đẹp là Jessica của nhóm SNSD, Hoa hậu Hàn Quốc 2006 Lee Honey và Kim Ji Woo.

Theo Tvdaily, trong cuộc họp báo ra mắt vở nhạc kịch ở trung tâm hội nghị triển lãm COEX hôm 25/11, Jessica và Kim Ji Woo đã có một màn diễn thử rất nhiệt tình. Lee Honey vì bận việc riêng nên không tới.

Sau phần diễn thử, các diễn viên đã trao đổi và giao lưu với giới báo chí. Khi được hỏi về những khó khăn vất vả trong quá trình tập luyện cho vở nhạc kịch đầu tiên này, Jessica cho biết: “Ở phần đầu của vở nhạc kịch có cảnh nhân vật nữ chính múa cột. Trong lúc luyện tập múa cột, cổ tay tôi bị bầm dập và rất đau”.

Tạo hình của nữ ca sĩ trong vở nhạc kịch. Ảnh: Tvdaily


Jessica còn tiết lộ một thông tin thú vị: “Trong thời gian tập luyện cho phần này, tôi cùng các bạn trong nhóm SNSD tới Việt Nam dự 'Đêm nhạc tình bạn Việt Nam - Hàn Quốc'. Khi đến đó, tôi nhờ người tìm giúp một cây tre hay gì đó để tiếp tục tập luyện. Tôi hăng say múa cột đến nỗi những người ở đó đã nhìn tôi bằng cặp mắt rất kỳ lạ”.

Nguồn: vnexpress.net



Add to Cart View detail

Thứ Bảy, tháng 11 28, 2009

ArtPrize có một không hai

Có thể nói trong thế giới nghệ thuật chưa từng diễn ra một sự kiện nào tương tự như cuộc thi ArtPrize được tổ chức tại Grand Rapids (bang Michigan, Mỹ), cho dù các hội chợ nghệ thuật ở nhiều quốc gia luôn là nơi các nghệ sĩ bốn phương mặc sức thể hiện những sáng tạo của họ.

Ngày 23-9 vừa qua đã thật sự trở thành một ngày hội nghệ thuật lớn tại thành phố Grand Rapids, khi mà cuộc thi ArtPrize được mở màn và sẽ kéo dài suốt ba tuần.

Có tới 1.262 nghệ sĩ tạo hình đến từ 16 nước giới thiệu hàng ngàn tác phẩm của họ tại 160 điểm trưng bày, từ các bảo tàng và trung tâm nghệ thuật đến các công viên, các gallery và xưởng thiết kế, các nhà kho, nhà hàng lớn, trên các đường phố chính và trên cả những cây cầu ở khu trung tâm của Grand Rapids. Họ biến khu vực rộng tới 160 hécta trở thành một sân khấu của nghệ thuật tạo hình lạ thường, độc đáo bậc nhất.

Muôn màu muôn vẻ ở Grand Rapids

Tranh sơn dầu của Luke Allsbrook, đến từ bang Georgia

Tác phẩm dự thi thì phong phú về thể loại, kích cỡ, đề tài, chất liệu… còn các tác giả thì có người đầy tham vọng, người lại rất mực khiêm tốn, có người dự thi một cách nghiêm túc và nhắm tới các giải thưởng cao, người lại chỉ nhằm mua vui. Điều quan trọng là ArtPrize dung hòa được cả cái cao siêu lẫn bình dân, kết hợp được những người tâm niệm sống chết với nghệ thuật cùng những kẻ đến với nghệ thuật chỉ để giải trí vào cuối tuần, giữa nghệ thuật của cái tôi nội tâm và nghệ thuật thỏa mãn đám đông tương tự như cuộc thi “American Idol”.

Brett Colley - giáo sư về nghệ thuật tạo hình và thiết kế của Đại học Grand Valley ở Grand Rapids nhận định: “Có dân chuyên nghiệp, có người nghiệp dư và tất nhiên có các hình thái khác ở giữa họ. Rõ ràng, tất cả số người này có các định chuẩn khác nhau về nghệ thuật, thế nào là nghệ thuật đích thực và vai trò của nghệ thuật quan trọng ra sao trong cuộc sống. Chúng ta sẽ chứng kiến tất cả các thị hiếu và sở thích nghệ thuật mà sự kiện này mang lại”. Bản thân ông Brett Colley cũng tham dự ArtPrize với tư cách một họa sĩ chuyên vẽ tranh theo đề tài chính trị - xã hội.

Hôm khai mạc cuộc thi, hàng ngàn khách bộ hành dạo bước bên bờ sông Grand chảy ngang trung tâm thành phố hoặc trên cây cầu Blue bắc qua sông đã không khỏi kinh ngạc trước một khối khổng lồ màu gỗ được thả nổi trên sông: đó chính là hình ảnh Nessie, con thủy quái huyền thoại Loch Ness. Tác phẩm điêu khắc này được bốn nghệ sĩ địa phương thực hiện từ một loại bọt công nghiệp, gồm ba phần ráp lại, có chiều dài hơn 200m, ngang 85m, cao 56m và nặng 2.400kg.

Nhằm có khoản kinh phí 17.000 USD để thể hiện quái vật Nessie, nhóm tác giả đã tổ chức hẳn một dự án quyên góp tài chính. Thomas Birks, một trong các tác giả của Nessie, cho biết: “Chúng tôi muốn trở thành một phần của ArtPrize và muốn để lại gì đó cho thành phố Grand Rapids”. Hoành tráng không kém là Telos, tác phẩm điêu khắc nhôm của Ray Katz, được dựng trong công viên trung tâm thành phố.

Nessie được thả trên sông Grand

Ngay trên mặt cầu Blue còn có một số tác phẩm cỡ lớn khác, chẳng hạn Chú bé đi bộ của Terrence Karpowicz hay một khối chuyển động bằng plastic bơm căng của Jimmy Kuehnle…

Tòa nhà Old Federal, một thời từng là Bảo tàng Mỹ thuật Grand Rapids, nay trưng bày tác phẩm của các nghệ sĩ trẻ. Matthew Paul Isaccson, 29 tuổi, giáo sư chuyên ngành gốm ở Đại học Columbus, đã chất đống những mảnh gốm công nghiệp trên một cái bàn thép dài gần 50m nhằm thể hiện một phong cảnh đô thị tương lai theo khuynh hướng hậu cực thiểu (post-minimalism).

Trong khi đó, tại một cao ốc khác, nghệ sĩ người New York là Jason Hackenwerth, 39 tuổi, tự tin nhắm tới giải thưởng cao nhất bằng một tác phẩm thể hiện những con côn trùng khổng lồ làm bằng những chiếc bong bóng nhiều màu sắc. Các tác phẩm sắp đặt bằng bong bóng của Jason Hackenwerth đã được trưng bày trên nhiều đường phố khu Manhattan cũng như tại các gallery và bảo tàng ở New York.

Người ta còn thấy những bức tranh tường, những nhóm tranh chân dung được treo trên tường các cao ốc… Muốn xem hết được các tác phẩm, chắc chắn phải mất nhiều ngày.

Công chúng là giám khảo

Một tác phẩm trình diễn trên đường phố

ArtPrize là sáng kiến của Rick DeVos, 27 tuổi, con trai một gia đình giàu có bậc nhất ở bang Michigan, đồng thời là người điều hành một trang web.

Là giải thưởng có giá trị cao nhất thế giới về hiện kim (toàn bộ các giải thưởng là 449.000 USD, riêng giải thưởng lớn lên đến 250.000 USD), ArtPrize cũng là giải thưởng được chấm một cách dân chủ nhất. Không có ban giám khảo cuộc thi nên các nghệ sĩ sẽ tranh tài với nhau… trên Internet!

Công chúng ở khắp nơi, những người không có mặt tại Grand Rapids vào thời điểm trưng bày tác phẩm sẽ theo dõi cuộc thi trên các trang web và chính họ sẽ bỏ phiếu bình chọn các giải thưởng thông qua email, tin nhắn điện thoại di động. Các mạng Facebook, Twitter và các trang blog cá nhân cũng tham gia cuộc bình chọn này qua các trao đổi, thảo luận, lý giải… về các tác phẩm được cư dân trên mạng quan tâm nhất.

Vấn đề chính mà cuộc thi này gây băn khoăn là liệu những tác phẩm gây được sự chú ý lớn và tức thời của số đông người, nhưng chỉ mang tính trình diễn như Nessie sẽ giành chiến thắng, hay phần thưởng sẽ thuộc về các tác phẩm có chủ đề sâu sắc nhưng không gây ồn ào như bức tranh tường Nhận thịt của Brett Colley - một tác phẩm phê phán ngành công nghiệp sản xuất thịt gia cầm, gia súc gây những tác hại về môi trường?

Bản thân tác giả Nhận thịt cũng cho rằng những tác phẩm quá phô trương trong cuộc thi có thể ảnh hưởng tới sự bầu chọn, song ông không quan tâm nhiều đến khả năng giành giải thưởng của mình, mà lo rằng nếu các tác phẩm “bình dân” nhất thống trị các giải thưởng năm nay thì nhiều nghệ sĩ sẽ rút lui khỏi ArtPrize các năm kế tiếp.

Tuy nhiên, các nhà tổ chức cuộc thi cũng lường trước các hậu quả có thể xảy ra nên một nhóm khoảng mười curator (người giám định chất lượng và tuyển chọn tác phẩm dự thi) đã được mời làm công việc chọn lựa. Họ đã loại 469 tác giả, chỉ chọn 1.262 người vào vòng thi chính thức, sau đó quyết định các tác phẩm sẽ được trưng bày tại đâu để chúng không bị tác động tiêu cực của nhau, chẳng hạn tranh hiện thực sẽ có chỗ riêng chứ không treo cạnh các tác phẩm sắp đặt trừu tượng.

Dù giá trị giải thưởng ArtPrize rất cao, nhưng không có mấy các ngôi sao trong lĩnh vực tạo hình tham dự. Một trong những tên tuổi được nhiều người biết đến là nhà điêu khắc nữ Chakaia Booker ở New York. Bà mang đến Grand Rapids một tác phẩm khổ lớn làm bằng vỏ xe cao su tái chế, chất liệu sở trường của nghệ sĩ da màu này.

Với tất cả những gì có thể còn khiếm khuyết, ArtPrize vẫn là một sự kiện nghệ thuật tích cực chỉ có ở thời đại Internet.

Tranh đề tài chính trị của Brett Colley

Chú bé đi bộ của Terrence Karpowicz trên cầu Blue

Tác phẩm dự thi của Jimmy Kuehnle

Telos - tác phẩm điêu khắc nhôm của Ray Katz



Nguồn: baymau.net


Add to Cart View detail

Chủ Nhật, tháng 10 25, 2009

Ươm mầm tài năng - Năng khiếu Mĩ thuật

Đối với lứa tuổi thiếu nhi, ngoài việc phải lĩnh hội những kiến thức văn hóa trong nhà trường qua các môn học như: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên - xã hội v.v... thì môn Mĩ thuật lại mang dáng vẻ riêng biệt của một môn học mang tính thẩm mĩ, phát triển năng khiếu.

Một điểm dễ nhận thấy ở môn Mĩ thuật nói chung và Mĩ thuật Tiểu học nói riêng là không khí lớp học cởi mở, vui tươi đôi khi còn giống như một buổi sinh hoạt, dã ngoại. Bởi vậy, đối với các em tiết học vẽ như trút bỏ đi những cảm giác mệt mỏi, căng thẳng để đến với sự hứng thú, niềm say mê để từ đó những bức tranh ngộ nghĩng, đầy chất hồn nhiên trẻ thơ được tạo nên qua đôi bàn tay nhỏ nhắn của các em.

Khi viết bài này tôi thực sự muốn gửi đến bạn đọc và đặc biệt là những ai đã từng quan tâm và làm công việc như tôi - Đó là chăm chút những mầm non năng khiếu Mĩ thuật - sẽ đồng cảm và chia sẽ những cảm súc của mình khi được cùng các em, hỗ trợ các em trong các bài vẽ và quá trình phát triển năng khiếu ở các em.

Dưới đây mời cá bạn xem một vài hình ảnh về lớp Mĩ thuật của tôi.


Các em học sinh của lớp năng khiếu Mĩ thuật đã đã đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi vẽ tranh cấp Tỉnh và Thành phố.
Quý bậc phụ huynh ở Thành phố Vũng Tàu có nhu cầu cho con em theo lớp học, có thể đăng ký:
- Điện thoại: 3 581 423 hoặc DĐ: 0908 382 594 (thầy Hải)
- Địa điểm học: Trường Tiểu học Quang Trung 28 đường 30/4 Thành phố Vũng Tàu.
- Thời gian học: 9h đến 11h thứ bảy và CN hàng tuần.


Add to Cart View detail

Thứ Tư, tháng 8 26, 2009

Nét cọ Phan Vũ nồng nàn ở tuổi 83

Đường cong thiếu nữ căng tràn cùng những mảng màu tươi tắn trong các tác phẩm tại triển lãm 'Giai điệu màu' cho thấy nét cọ Phan Vũ vẫn trẻ theo thời gian. Triển lãm mới nhất của ông khai mạc tại gallery Tự Do, TP HCM.

Triển lãm tranh cá nhân lần 3 của Phan Vũ mang tên Giai điệu màu. 27 bức tranh sơn dầu sáng tác theo nhiều chủ đề thiên nhiên, chân dung. Đặc biệt, chân dung người phụ nữ được ông thể hiện trong tranh với tất cả những say đắm, nồng nàn, hòa điệu với vẻ đẹp của thiên nhiên.

"Tôi muốn kéo những bức tranh của tôi đến gần những bài thơ của tôi. Một cái gì như một chút bi tráng tự sự với những màu sắc rực rỡ, đối lập, nhưng lại có độ trầm tạo thành nỗi buồn dịu êm...", đó là những lời tự sự Phan Vũ gửi gắm vào các tác phẩm.

Phan Vũ sinh năm 1926 tại Hải Phòng. Nghề chính của ông là viết văn và đạo diễn. Các tác phẩm viết của ông gồm có: Hà Nội - Phố (thơ), Lửa cháy lên rồi (kịch - giải thưởng Văn học 1955), Thanh gươm bà mẹ (kịch), Dòng sông âm vang (kịch bản phim). Ông từng đạo diễn các phim: Người không mang họ, Bí mật thành phố cấm, Như một huyền thoại (Võ Thị Sáu).

Tự học vẽ nhưng đến nay ông đã có tranh tham gia nhiều triển lãm. Triển lãm chung tại Hội Mỹ Thuật TP HCM (1995), phòng tranh Tự Do (năm 1998), triển lãm cùng NSND Trà Giang tại phòng tranh Lotus, TP HCM (2004) và cùng 9 họa sĩ Việt Nam tại Paris (năm 2008). Ngoài ra, ông đã có 2 triển lãm cá nhân là Nghĩ về tranh tại Tự do gallery (2003) và triển lãm 26 bức sơn dầu tại Lotus gallery (2009).

Dưới đây là vài tác phẩm của Phan Vũ trong triển lãm Giai điệu màu, kéo dài từ 15 đến 26/8, tại số 53 Hồ Tùng Mậu, quận 1, TP HCM:

"Ba nàng thiếu nữ".

"Một thoáng Đà Lạt".

"Ký ức hoa đào".

"Vợ tôi".

"Cào xé".

"Cơn say".

"Chân dung tự họa".

"Đợi chờ".

"Cô dâu".

"Dương cầm trong căn nhà đổ"

"Thiên thần và quỷ dữ".

Nguồn: vnexpress.net


Add to Cart View detail

Most View Product

Contact Online

Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2012. Hainet360 - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger