Đội bóng Manchester United hôm nay đã tuyên bố hủy trận đấu ở Indonesia vào ngày 20/7 sau vụ đánh bom tại hai khách sạn sang trọng ở thủ đô nước này.
Trước đó, đội bóng này đã đặt phòng ở khách sạn Ritz Carlton từ ngày mai, 18/7. Đây chính là một trong hai khách sạn đã bị đánh bom khiến ít nhất 9 người thiệt mạng, 50 người bị thương. Khách sạn còn lại là JW Marriott.
Trong thông báo chính thức của mình, đội bóng xứ sương mù chỉ tuyên bố đơn giản là không thể thực hiện cuộc thi đấu ở thủ đô Jakarta vào ngày 20/7 này trong khuôn khổ cúp Indonesia Super League lần thứ 11.
An ninh được thắt chặt ở khách sạn Ritz.
Liên quan tới vụ đánh bom kể trên, trong số 9 nạn nhân thiệt mạng có 2 người nước ngoài với 1 người mang quốc tịch New Zealand.
Vài giờ sau hai vụ nổ kể trên, đã xảy ra một vụ nổ thứ 3 ở phía bắc Jakarta nhưng chưa xác định rõ nguyên nhân gây nổ.
Còn bên trong khách sạn JW Marriott, lực lượng an ninh đã phát hiện một quả bom chưa kịp nổ nằm trong căn phòng số 1808, vốn nằm trên tầng 18. AP dẫn nguồn từ cảnh sát trưởng Jakarta cho biết các nghi can gây ra vụ nổ ở đây chính là khách ở trong căn phòng này.
Hãng tin AFP dẫn lời Djali Jusuf, cố vấn Tổng thống Indonesia, gọi căn phòng này là “trung tâm điều khiển” của các vụ nổ trước đó.
Hãng AP thì dẫn lời các quan chức an ninh nước này cho rằng đã có một số bằng chứng cho thấy đây là các vụ nổ bom tự sát.
Tổng thống Indonesia, ông Susilo Yudhoyono, đã đến hiện trường vụ nổ và tuyên bố đây hành động của bọn khủng bố. Tuy nhiên, theo lời ông, còn quá sớm để khép tội cho Jemaah Islamiah - “đạo diễn chính” của hầu hết các vụ khủng bố xảy ra ở đất nước Hồi giáo đông dân nhất thế giới này trong những năm gần đây.
BBC dẫn lời ông: “Những kẻ gây ra vụ tấn công và cả những kẻ lên kế hoạch cho nó sẽ bị bắt và bị xét xử theo đúng pháp luật”.
Lãnh đạo các nước cũng lên án cuộc tấn công. Nhân viên các sứ quán ở Jarkata thì khẩn trương kiểm tra xem có công dân của họ trong số người chết hoặc bị thương hay không.
Cho đến trưa nay, cảnh tượng vẫn rất lộn xộn trước hai khách sạn bị đánh bom. Lực lượng an ninh, nhân viên y tế, xe cứu thương được huy động rất đông đến hiện trường để chữa trị cho những người bị thương cũng như điều tra tai nạn. Người dân Indonesia và nhất là người nước ngoài thì vẫn chưa khỏi bàng hoàng sau những gì xảy ra.
“Tôi không thể nhớ chính xác chuyện gì đã xảy ra, nhưng đột nhiên trần nhà rơi xuống và sau đó là tiếng ầm rất khủng khiếp”, Cho In-sang, quốc tịch Hàn Quốc, một trong số những người bị thương kinh hãi kể lại.
Trong những năm qua, Indonesia nhiều lần bị tấn công khủng bố, trong đó có vụ đánh bom ở Bali hồi năm 2002 làm 202 người thiệt mạng (chủ yếu là ngưới Úc). Khách sạn Marriott cũng chính là nơi từng bị đánh bom hồi năm 2003 khiến 13 người chết.
Add to Cart
Trước đó, đội bóng này đã đặt phòng ở khách sạn Ritz Carlton từ ngày mai, 18/7. Đây chính là một trong hai khách sạn đã bị đánh bom khiến ít nhất 9 người thiệt mạng, 50 người bị thương. Khách sạn còn lại là JW Marriott.
Trong thông báo chính thức của mình, đội bóng xứ sương mù chỉ tuyên bố đơn giản là không thể thực hiện cuộc thi đấu ở thủ đô Jakarta vào ngày 20/7 này trong khuôn khổ cúp Indonesia Super League lần thứ 11.
Liên quan tới vụ đánh bom kể trên, trong số 9 nạn nhân thiệt mạng có 2 người nước ngoài với 1 người mang quốc tịch New Zealand.
Vài giờ sau hai vụ nổ kể trên, đã xảy ra một vụ nổ thứ 3 ở phía bắc Jakarta nhưng chưa xác định rõ nguyên nhân gây nổ.
Còn bên trong khách sạn JW Marriott, lực lượng an ninh đã phát hiện một quả bom chưa kịp nổ nằm trong căn phòng số 1808, vốn nằm trên tầng 18. AP dẫn nguồn từ cảnh sát trưởng Jakarta cho biết các nghi can gây ra vụ nổ ở đây chính là khách ở trong căn phòng này.
Hãng tin AFP dẫn lời Djali Jusuf, cố vấn Tổng thống Indonesia, gọi căn phòng này là “trung tâm điều khiển” của các vụ nổ trước đó.
Hãng AP thì dẫn lời các quan chức an ninh nước này cho rằng đã có một số bằng chứng cho thấy đây là các vụ nổ bom tự sát.
Tổng thống Indonesia, ông Susilo Yudhoyono, đã đến hiện trường vụ nổ và tuyên bố đây hành động của bọn khủng bố. Tuy nhiên, theo lời ông, còn quá sớm để khép tội cho Jemaah Islamiah - “đạo diễn chính” của hầu hết các vụ khủng bố xảy ra ở đất nước Hồi giáo đông dân nhất thế giới này trong những năm gần đây.
BBC dẫn lời ông: “Những kẻ gây ra vụ tấn công và cả những kẻ lên kế hoạch cho nó sẽ bị bắt và bị xét xử theo đúng pháp luật”.
Lãnh đạo các nước cũng lên án cuộc tấn công. Nhân viên các sứ quán ở Jarkata thì khẩn trương kiểm tra xem có công dân của họ trong số người chết hoặc bị thương hay không.
Cho đến trưa nay, cảnh tượng vẫn rất lộn xộn trước hai khách sạn bị đánh bom. Lực lượng an ninh, nhân viên y tế, xe cứu thương được huy động rất đông đến hiện trường để chữa trị cho những người bị thương cũng như điều tra tai nạn. Người dân Indonesia và nhất là người nước ngoài thì vẫn chưa khỏi bàng hoàng sau những gì xảy ra.
“Tôi không thể nhớ chính xác chuyện gì đã xảy ra, nhưng đột nhiên trần nhà rơi xuống và sau đó là tiếng ầm rất khủng khiếp”, Cho In-sang, quốc tịch Hàn Quốc, một trong số những người bị thương kinh hãi kể lại.
Trong những năm qua, Indonesia nhiều lần bị tấn công khủng bố, trong đó có vụ đánh bom ở Bali hồi năm 2002 làm 202 người thiệt mạng (chủ yếu là ngưới Úc). Khách sạn Marriott cũng chính là nơi từng bị đánh bom hồi năm 2003 khiến 13 người chết.
Nguồn: Zing.vn
Add to Cart
0 comments:
Đăng nhận xét