K
hi nói đến các tác phẩm điêu khắc người ta luôn nghĩ ngay đến những chất liệu đã tạo ra chúng, những chất liệu có tính bền vững như gốm, gỗ, đa, đồng sắt thép …và sự công phu của quá trình lao động sáng tạo vất vả của các nhà điêu khắc. Khi ngắm các tác phẩm điêu khắc người ta khó cưỡng lại ước muốn được sờ vào chúng như để cảm nhận được nhiều hơn sự hấp dẫn của chất liệu và sự gia công của người tạo ra chúng. Thật vậy, chất liệu điêu khắc không những gây ấn tượng hấp dẫn người xem bởi tính vật lý của nó, mà còn tạo nên sự say mê sâu lắng trong lòng người xem bằng ngôn ngữ biểu cảm riêng của từng chất liệu. Đó chính là tinh thần, là hồn của chất liệu, một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong một tác phẩm điêu khắc. Nó giúp cho tác phẩm thăng hoa và sống lâu hơn trong lòng ngưòi thưởng ngoạn. Điều đó cho thấy không thể thiếu chất liệu khi nhắc đến một tác phẩm điêu khắc hay nói cách khác nếu thiếu chất liệu tượng điêu khắc không thể gọi là tác phẩm được.
Thế nhưng, trong chương trình giảng dạy của trường Đại học Mỹ Thuật Tp. HCM hiện nay, mảng điêu khắc chất liệu gần như bị bỏ quên không được nhắc đến. Một phần có lẽ do hoàn cảnh kinh tế trước đây còn khó khăn nhưng một phần có lẽ do quan niệm của một số người cho rằng, chất liệu điêu khắc không quan trọng, có cũng được, không có cũng không sao. Miễn sao sinh viên cố gắng làm tốt các bố cục cho đẹp, sau đó nếu có điều kiện thì chuyển sang một chất liệu nào đó có tính bền vững hoặc thậm chí “gửi” vào một chất liệu giả cũng được. Ngay cả sinh viên cũng thường tư duy theo cách cũ, trước hết tìm bố cục, tiếp theo tìm chất liệu khả dĩ tương ứng, sau đó mới tìm không gian môi trường đặt tượng. Theo tôi, đây là một điều sai lầm, cả trong quan niệm cũng như thứ tự tư duy. Vì nếu chất liệu điêu khắc chỉ là loại vật chất có tính bền vững để chuyển bố cục từ tượng đất sang, thì có lẽ hội họa chẳng cần phải chia làm nhiều khoa khác nhau như sơn dầu, sơn mài, lụa, đồ họa… làm gì. Cách sắp xếp thứ tự trong tư duy tạo hình của sinh viên như thế rất lạc hậu, sai lầm. Thật ra nhà điêu khắc cần tưởng tượng ngay một không gian lí tưởng dự kiến làm nơi đặt tượng, chọn chất liệu phù hợp rồi mới tư duy bố cục và thủ pháp thực hiện. Thực tế hiện nay hầu hết sinh viên điêu khắc đều rất thành thạo trong việc làm giả các chất liệu như đất sét giả đất nung, thạch cao, poli giả đồng, gỗ, đá… nhưng khi đưa yêu cầu thực hiện chất liệu thật thì đa số sinh viên đều lúng túng, kể cả các sinh viên trước khi vào trường đã có biết qua về kỹ thuật vài chất liệu cũng vậy. Họ không thấy được tầm quan trọng của chất liệu trong bố cục, nên không có ý thức ứng dụng vốn kỹ năng ấy vào tư duy bố cục. Việc sinh viên làm tượng giả chất liệu trở nên phổ biến đến nỗi trong một triển lãm điêu khắc truyền thống hằng năm, một phóng viên sau khi xem một số tác phẩm điêu khắc gỗ đã khen trên báo “…trong triển lãm có những tượng giả gỗ rất đẹp…” (!). Một thực tế nữa rất rõ cho chúng ta hấy điều này qua Trại sáng tác điêu khắc đá vừa qua được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Có không ít tác giả tuy xuất thân từ trường lớp chuyên nghiệp nhưng gần như không làm chủ được chất liệu, từ thao tác kỹ thuật cho đến ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm chất liệu của đá. Vì thế, không những bất lực phó thác tất cả cho thợ mà đôi khi còn hướng dẫn, kết thúc làm hỏng luôn khối đá. Thật là một thực tế đáng buồn nhưng chúng ta đành phải chấp nhận một sự thật Sinh viên điêu khắc đang bị “mù”chất liệu.
Vấn đề “sinh viên điêu khắc mù chất liệu” đã tồn tại quá lâu. Vậy có cần đưa chất liệu điêu khắc trở thành một môn học chính thức, tạo những điều kiện tốt nhất cho sinh viên tiếp xúc với chất liệu hay không? Có lẽ sẽ có người cho rằng giá thành chất liệu điêu khắc hiện nay vẫn còn đắt đỏ. Điều này đúng mà cũng không đúng. Đúng là khi chúng ta tạo hình xong trên đất và giao cho người khác chuyển sang chất liệu thì giá thành rất cao, sẽ là một gánh nặng kinh tế không nhỏ cho nhà trường và sinh viên. Nhưng nếu chỉ mua vật tư và sinh viên gia công phần kỹ thuật với phương tiện máy móc, công cụ chuyên ngành của nhà trường cung cấp thì giá thành sẽ rất thấp, thậm chí chỉ ngang bằng với các chất liệu giả, trong khi giá trị của chất liệu thật cao hơn nhiều. Thử so sánh giữa vài chất liệu ta sẽ thấy điều này. Ví dụ: Giá mua một khúc gỗ, cũng chỉ tương đương giá một bao thạch cao với bố sợi. Giá của đồ gốm, đất nung và cả sắt, đá… cũng không mắc bằng giá của nhựa poli với sợi thủy tinh. Ngay cả giá một kg đồng cũng chỉ hơn gấp đôi giá một kg poli chút đỉnh mà thôi… Điều này chứng minh rằng giá cả giữa vật tư đồ giả với đồ thật không chênh lệc nhau nhiều, giá thành cao là do giá gia công sản phẩm của người thợ (nhất là khi người thợ nghĩ rằng họ đang “góp công sức” chính trong sáng tạo tác phẩm nghệ thuật cùng tác giả, thì giá thành được “hét” với giá trên trời). Chưa kể khi sản phẩm thợ hoàn tất, tác giả thường không được hài lòng như ý nhưng cũng đành chấp nhận vì mình không có khả năng làm tốt hơn. Đây chỉ là những ví dụ so sánh cái lợi cái hại ở cấp thấp nhất mang tính vật chất (chỉ là những vật tư, nguyên liệu). Những cái lợi tinh thần lớn hơn như tạo cho sinh viên có kỹ thuật tay nghề, kiến thức chuyên môn về chất liệu, biết cảm nhận vẻ đẹp và ngôn ngữ biểu cảm của chất liệu, tính tư duy sáng tạo hoàn chỉnh chuyên nghiệp… hay chỉ dừng ở mức độ hiện nay: Sinh viên điêu khắc không có kiến thức kỹ năng xử lý chất liệu, không thể cảm nhận được vẻ đẹp, sự biểu cảm của chất liệu (chưa đụng đến bao giờ lấy gì mà “cảm”), tính tư duy sáng tạo không hoàn chỉnh dẫn đến tính tài tử nghiệp dư(!?). Và cứ như thế ngày càng có nhiều cử nhân điêu khắc xuất thân từ một trường chuyên nghiệp nhưng chẳng chuyên nghiệp tí nào.
Bởi vậy, mong rằng Trường Đại học Mỹ Thuật Tp. HCM và Khoa Điêu khắc nhanh chóng có hướng giải quyết dứt điểm vấn nạn này vì đây là quyền lợi thiết thực cho sinh viên. Cần nhanh chóng đưa chất liệu vào chương trình giảng dạy, trở thành một môn học chính thức mang tính bắt buộc. Thành lập ngay xưởng chất liệu điêu khắc cùng các phương tiện máy móc dụng cụ chuyên ngành, vì như thế này là quá muộn. Khoa Điêu khắc cần đưa ra phương hướng tổ chức giảng dạy và thực hành hiệu quả giúp cho sinh viên tìm hiểu, nắm vững kỹ năng chất liệu và làm chủ được ngôn ngữ chất liệu trong tư duy tạo hình.
Add to Cart
hi nói đến các tác phẩm điêu khắc người ta luôn nghĩ ngay đến những chất liệu đã tạo ra chúng, những chất liệu có tính bền vững như gốm, gỗ, đa, đồng sắt thép …và sự công phu của quá trình lao động sáng tạo vất vả của các nhà điêu khắc. Khi ngắm các tác phẩm điêu khắc người ta khó cưỡng lại ước muốn được sờ vào chúng như để cảm nhận được nhiều hơn sự hấp dẫn của chất liệu và sự gia công của người tạo ra chúng. Thật vậy, chất liệu điêu khắc không những gây ấn tượng hấp dẫn người xem bởi tính vật lý của nó, mà còn tạo nên sự say mê sâu lắng trong lòng người xem bằng ngôn ngữ biểu cảm riêng của từng chất liệu. Đó chính là tinh thần, là hồn của chất liệu, một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong một tác phẩm điêu khắc. Nó giúp cho tác phẩm thăng hoa và sống lâu hơn trong lòng ngưòi thưởng ngoạn. Điều đó cho thấy không thể thiếu chất liệu khi nhắc đến một tác phẩm điêu khắc hay nói cách khác nếu thiếu chất liệu tượng điêu khắc không thể gọi là tác phẩm được.
Thế nhưng, trong chương trình giảng dạy của trường Đại học Mỹ Thuật Tp. HCM hiện nay, mảng điêu khắc chất liệu gần như bị bỏ quên không được nhắc đến. Một phần có lẽ do hoàn cảnh kinh tế trước đây còn khó khăn nhưng một phần có lẽ do quan niệm của một số người cho rằng, chất liệu điêu khắc không quan trọng, có cũng được, không có cũng không sao. Miễn sao sinh viên cố gắng làm tốt các bố cục cho đẹp, sau đó nếu có điều kiện thì chuyển sang một chất liệu nào đó có tính bền vững hoặc thậm chí “gửi” vào một chất liệu giả cũng được. Ngay cả sinh viên cũng thường tư duy theo cách cũ, trước hết tìm bố cục, tiếp theo tìm chất liệu khả dĩ tương ứng, sau đó mới tìm không gian môi trường đặt tượng. Theo tôi, đây là một điều sai lầm, cả trong quan niệm cũng như thứ tự tư duy. Vì nếu chất liệu điêu khắc chỉ là loại vật chất có tính bền vững để chuyển bố cục từ tượng đất sang, thì có lẽ hội họa chẳng cần phải chia làm nhiều khoa khác nhau như sơn dầu, sơn mài, lụa, đồ họa… làm gì. Cách sắp xếp thứ tự trong tư duy tạo hình của sinh viên như thế rất lạc hậu, sai lầm. Thật ra nhà điêu khắc cần tưởng tượng ngay một không gian lí tưởng dự kiến làm nơi đặt tượng, chọn chất liệu phù hợp rồi mới tư duy bố cục và thủ pháp thực hiện. Thực tế hiện nay hầu hết sinh viên điêu khắc đều rất thành thạo trong việc làm giả các chất liệu như đất sét giả đất nung, thạch cao, poli giả đồng, gỗ, đá… nhưng khi đưa yêu cầu thực hiện chất liệu thật thì đa số sinh viên đều lúng túng, kể cả các sinh viên trước khi vào trường đã có biết qua về kỹ thuật vài chất liệu cũng vậy. Họ không thấy được tầm quan trọng của chất liệu trong bố cục, nên không có ý thức ứng dụng vốn kỹ năng ấy vào tư duy bố cục. Việc sinh viên làm tượng giả chất liệu trở nên phổ biến đến nỗi trong một triển lãm điêu khắc truyền thống hằng năm, một phóng viên sau khi xem một số tác phẩm điêu khắc gỗ đã khen trên báo “…trong triển lãm có những tượng giả gỗ rất đẹp…” (!). Một thực tế nữa rất rõ cho chúng ta hấy điều này qua Trại sáng tác điêu khắc đá vừa qua được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Có không ít tác giả tuy xuất thân từ trường lớp chuyên nghiệp nhưng gần như không làm chủ được chất liệu, từ thao tác kỹ thuật cho đến ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm chất liệu của đá. Vì thế, không những bất lực phó thác tất cả cho thợ mà đôi khi còn hướng dẫn, kết thúc làm hỏng luôn khối đá. Thật là một thực tế đáng buồn nhưng chúng ta đành phải chấp nhận một sự thật Sinh viên điêu khắc đang bị “mù”chất liệu.
Vấn đề “sinh viên điêu khắc mù chất liệu” đã tồn tại quá lâu. Vậy có cần đưa chất liệu điêu khắc trở thành một môn học chính thức, tạo những điều kiện tốt nhất cho sinh viên tiếp xúc với chất liệu hay không? Có lẽ sẽ có người cho rằng giá thành chất liệu điêu khắc hiện nay vẫn còn đắt đỏ. Điều này đúng mà cũng không đúng. Đúng là khi chúng ta tạo hình xong trên đất và giao cho người khác chuyển sang chất liệu thì giá thành rất cao, sẽ là một gánh nặng kinh tế không nhỏ cho nhà trường và sinh viên. Nhưng nếu chỉ mua vật tư và sinh viên gia công phần kỹ thuật với phương tiện máy móc, công cụ chuyên ngành của nhà trường cung cấp thì giá thành sẽ rất thấp, thậm chí chỉ ngang bằng với các chất liệu giả, trong khi giá trị của chất liệu thật cao hơn nhiều. Thử so sánh giữa vài chất liệu ta sẽ thấy điều này. Ví dụ: Giá mua một khúc gỗ, cũng chỉ tương đương giá một bao thạch cao với bố sợi. Giá của đồ gốm, đất nung và cả sắt, đá… cũng không mắc bằng giá của nhựa poli với sợi thủy tinh. Ngay cả giá một kg đồng cũng chỉ hơn gấp đôi giá một kg poli chút đỉnh mà thôi… Điều này chứng minh rằng giá cả giữa vật tư đồ giả với đồ thật không chênh lệc nhau nhiều, giá thành cao là do giá gia công sản phẩm của người thợ (nhất là khi người thợ nghĩ rằng họ đang “góp công sức” chính trong sáng tạo tác phẩm nghệ thuật cùng tác giả, thì giá thành được “hét” với giá trên trời). Chưa kể khi sản phẩm thợ hoàn tất, tác giả thường không được hài lòng như ý nhưng cũng đành chấp nhận vì mình không có khả năng làm tốt hơn. Đây chỉ là những ví dụ so sánh cái lợi cái hại ở cấp thấp nhất mang tính vật chất (chỉ là những vật tư, nguyên liệu). Những cái lợi tinh thần lớn hơn như tạo cho sinh viên có kỹ thuật tay nghề, kiến thức chuyên môn về chất liệu, biết cảm nhận vẻ đẹp và ngôn ngữ biểu cảm của chất liệu, tính tư duy sáng tạo hoàn chỉnh chuyên nghiệp… hay chỉ dừng ở mức độ hiện nay: Sinh viên điêu khắc không có kiến thức kỹ năng xử lý chất liệu, không thể cảm nhận được vẻ đẹp, sự biểu cảm của chất liệu (chưa đụng đến bao giờ lấy gì mà “cảm”), tính tư duy sáng tạo không hoàn chỉnh dẫn đến tính tài tử nghiệp dư(!?). Và cứ như thế ngày càng có nhiều cử nhân điêu khắc xuất thân từ một trường chuyên nghiệp nhưng chẳng chuyên nghiệp tí nào.
Bởi vậy, mong rằng Trường Đại học Mỹ Thuật Tp. HCM và Khoa Điêu khắc nhanh chóng có hướng giải quyết dứt điểm vấn nạn này vì đây là quyền lợi thiết thực cho sinh viên. Cần nhanh chóng đưa chất liệu vào chương trình giảng dạy, trở thành một môn học chính thức mang tính bắt buộc. Thành lập ngay xưởng chất liệu điêu khắc cùng các phương tiện máy móc dụng cụ chuyên ngành, vì như thế này là quá muộn. Khoa Điêu khắc cần đưa ra phương hướng tổ chức giảng dạy và thực hành hiệu quả giúp cho sinh viên tìm hiểu, nắm vững kỹ năng chất liệu và làm chủ được ngôn ngữ chất liệu trong tư duy tạo hình.
Nguồn: hcmufa.edu.vn
Add to Cart
0 comments:
Đăng nhận xét