H
ọa sĩ Nguyễn Phan Chánh sinh vào cuối thế kỷ trước ở Trung bộ Việt Nam. Từ thời thơ ấu họa sĩ đã được rèn luyện trong nền nghệ thuật viết chữ (calligraphie). Ơở tuổi 14, họa sĩ đã đi tới các chợ để bán những bức tranh cuộn đầu tiên của mình, và với chúng họa sĩ đã kiếm thêm được tiền cho gia đình nhiều hơn là bằng việc viết chữ.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, trường Cao đẳng Mỹ thuật được thành lập ở Hà Nội. Họa sĩ đã được nhận vào trường với tư cách là người duy nhất thi đỗ trong số hàng trăm thí sinh của Trung kỳ lúc ấy. Nhà trường dành ra 10 chỗ cho "những người bản xứ" trên toàn Đông Dương. Ơở đây, vào năm thứ tư của khoá học. Nguyễn Phan Chánh đã làm quen với tranh lụa, cái mà về sau đã trở thành niềm say mê, số phận và nội dung cuộc sống của con người này. Khi tên công sứ Bắc kỳ yêu cầu họa sĩ vẽ mặt hàng thực dụng cho chúng, Nguyễn Phan Chánh đã bỏ Hà Nội ra đi. Việc là này đã cản trở họa sĩ tham gia phòng tranh 1938. Song đối với giới nghệ sĩ và các nhà phê bình nghệ thuật Pari thì các tác phẩm của Nguyễn Phan Chánh đã vẽ rất quen biết và được thừa nhận từ triển lãm thuộc địa 1931.
Trong những năm của cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1945-1954), họa sĩ tạm thời xa cách những tấm lụa thân yêu của mình, vì trong vùng kháng chiến nơi họa sĩ ở bấy giờ, không có lụa dùng cho tranh. Với tinh thần và kỹ thuật tranh dân gian, họa sĩ đã làm áp phích về đề tài chống thực dân.
Sau hiệp định Giơ ne vơ, họa sĩ Nguyễn Phan Chánh trở về Hà Nội với tranh lụa. Kỹ thuật này từ lâu đã là một kỹ thuật được các họa sĩ Đông Phương ưa chuộng, nhất là ở Trung Hoa và Nhật Bản. Mấy nét bút lông về hoa cúc, một cánh cỏ trên đồng lúa, những mái chùa và các đám mây nhỏ, chất dịu nhẹ và lãng mạn - đó đã là mệnh lệnh của khuôn sáo, Nguyễn Phan Chánh đã giữ riêng cho mình. Đề tài của họa sĩ là con người, người nông dân của vùng châu thổ sông Hồng. Cô thôn nữ tắm cho con, một phụ nữ gách thóc, người con gái nghiêng mình xuống nước... từ chủ đề cho đến độ đậm giảm bớt trong gam màu của họa sĩ, tới các màu sắc kín đáo của những cô thôn nữ vùng châu thổ và ngay cả các cánh đồng lúa sau mùa gặt hái.
► Hồi ký của danh họa Nguyễn Phan Chánh Về những bức tranh của tôi
► Ký ức về người cha
► Danh họa Nguyễn Phan Chánh và giáo sư Victor Tardieu
Nguồn: cinet.gov.vn
Add to Cart
0 comments:
Đăng nhận xét