Welcome to our online store

test

Nghe Nhac
New Products
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thu thuat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thu thuat. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, tháng 6 28, 2009

2 site cung cấp tiện ích " Bài viết xem nhiều nhất (Popular Posts) "


Bài viết giới thiệu cho các bạn cách tạo tiện ích "bài viết xem nhiều nhất (popular posts) " cho blog của mình. Với các tiện ích được cung cấp bới foxrecord.com và feedjit.com

1. FeedJit.com
- Đầu tiên các bạn truy cập vào trang này : http://feedjit.com/pro/join/
- Xuống phía dưới cùng chọn Get a JS widget! như hình bên dưới:



- Sau đó di chuyển tới mục Page Popularity và nhấn First Customize it! để thay đổi style của wiget theo ý mình. (xem hình bên dưới)

- Sau khi thay đổi xong nhấn Add to Blogger blog, rồi nhấn Thêm tiện ích để hòan tất cài đặt.




Và đây là kết quả:

2. FoxRecord.com
- Đăng nhập vào trang chủ http://foxrecord.com/
- Chọn phần Top popular pages widget và nhấn Add to Blogger để thêm tiện ích vào blog (xem hình bên dưới)

- Và cuối cùng là nhấn "Thêm tịên ích" để kết thúc cài đặt




Và đây là kết quả
Chúc các bạn thành công.

Nguồn: fandung.com


Add to Cart View detail

Kiếm tiền từ blog

Chắc chắn rằng rất nhiều người sử dụng các sản phẩm của Google mà vẫn không hiểu Google kiếm tiền từ đâu ra bởi vì các tất cả đều miễn phí! Xin nói ngay rằng doanh thu của Google đến 99% là nhờ quảng cáo qua Internet. Thế thì Google quảng cáo như thế nào? Xin thưa, mỗi khi bạn tìm kiếm, các kết quả đầu tiên thường là kết quả từ khóa của nhà quảng cáo (advertiser). Khi bạn click vào các kết quả này, nhà quảng cáo trả tiền cho Google còn bạn thì tìm được cái mình muốn. Thế thì bạn đã hiểu vì sao chưa nhỉ? Ở đây tôi xin bàn với bạn các vấn đề về việc kiếm tiền trên blog, mong rằng các bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát và giúp bạn kiếm được ít thu nhập để nhâm nhi cà phê mỗi sáng!

Kiếm tiền trên blog cũng như trên website của bạn có các hình thức sau:

- Nhà quảng cáo đặt banner hay logo của họ trên blog của bạn, theo giá quy định ngày/tuần/tháng hay năm và tùy theo vị trí đặt các quảng cáo này mà có giá cả khác nhau. Hãy xem trang web của báo Tuổi Trẻ có rất nhiều công ty, doanh nghiệp quảng cáo hoặc trang chuyên về mua bán rao vặt bạn sẽ biết rõ các vị trí này cũng như thông tin giá cả.

- Bạn đăng ký làm nhà xuất bản (publisher) quảng cáo thông qua các công ty hay hãng cung cấp quảng cáo. Các hãng hay công ty cung cấp quảng cáo này nhận tiền từ nhà quảng cáo (còn có danh nghĩa là nhà tài trợ) và chia lợi nhuận theo tỉ lệ cho bạn tùy thuộc vào số lượng khách truy cập và quan tâm đến quảng cáo (nghĩa là click xem quảng cáo) cũng như thực hiện giao dịch mua bán sản phẩm hay dịch vụ. Ðây là trường hợp của Google Adsense, Yahoo! Publisher Network, CJ…

- Bạn đăng ký làm nhà xuất bản, và đăng quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ trực tiếp từ nhà quảng cáo và khách hàng viếng thăm trang của bạn mua sản phẩm hay dịch vụ đó thì bạn được hưởng phần trăm hoa hồng. Ðây là trường hợp của các trang chuyên về thương mại điện tử như Amazon, eBay…

- Bạn làm thành viên của các trang chuyên về kiếm tiền trên mạng, bạn đặt logo hay banner trên trang của bạn và mời họ đăng ký thông qua giới thiệu của bạn. Đây là trường hợp của các trang chuyên về đọc email trả tiền, lướt web trả tiền, sử dụng thử phầm mềm,...Tuy nhiên hãy cảnh giác khi kiếm tiền từ đây, bởi bạn có thể không kiếm được xu nào mà còn mất thời gian, tiền bạn lẫn sức khỏe.

Bây giờ chúng ta bàn về Google Adsense. Với uy tín và thương hiệu Google, chúng ta có thể kiếm được thu nhập đủ uống cà phê mệt nghỉ đấy! Bài này của bạn PHẠM THẾ QUANG HUY, được đăng trên tạp chí Làm Bạn Với Máy Tính.

Kiếm tiền trên mạng với Google

Đa số những quảng cáo kiểu “kiếm tiền trên mạng” đều không đáng tin hoặc không bõ công. Tuy nhiên, nếu việc đó xuất phát từ một công ty có uy tín như Google thì có lẽ có lẽ chúng ta cũng nên cân nhắc. Dịch vụ Google Adsense không yêu cầu bạn click vào đâu cả mà chỉ thống kê xem các quảng cáo của họ đặt trên trang web của bạn có bao nhiêu người viếng để tính tiền chi trả cho bạn mà thôi.



Nói đến kiếm tiền trên mạng, có thể bạn sẽ nhăn mặt thầm nhủ “chuyện tào lao, lừa đảo”... Nhưng khi vấn đề có liên quan đến Google thì hẳn đây là một việc nghiêm túc. Nếu bạn là một webmaster và muốn sử dụng trang web của mình để “kiếm chác” chút đỉnh thì Google Adsense là một công cụ mà bạn nên quan tâm. Chỉ riêng danh tiếng của Google cũng đã đủ là một sự bảo đảm. Cách thức hoạt động của chương trình này là Google sẽ đặt quảng cáo của các công ty mà họ có được lên site của bạn, nếu có người truy cập site và vào xem các quảng cáo đó thì các nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho bạn thông qua Google. Nói một cách cụ thể thì một khi được chấp nhận tham gia chương trình này, bạn sẽ được cung cấp một đoạn code HTML để chèn vào bất cứ đâu trong trang web của bạn. Mỗi lần khách đến thăm bấm chuột vào banner quảng cáo của Google Adsense thì bạn sẽ nhận được một khoản tiền - ít thôi, nhưng tích thiểu thành đa!

Điều hạn chế mà chúng ta gặp phải đầu tiên là dịch vụ này của Google chưa chấp nhận các site có nội dung không phải tiếng Anh. Vì thế nếu bạn sử dụng một site có nội dung tiếng Việt để đăng ký thì sẽ không được chấp nhận. Trong khi chờ đợi điều này được thay đổi, có một cách để Google chấp nhận là sử dụng blog của chính Google.
Để tạo cho mình một blog của Google, bạn hãy truy cập vào http://blogspot.com. Để việc đăng ký blog được nhanh chóng, tốt nhất bạn nên có một tài khoản Gmail (đăng ký miễn phí tại http://gmail.com)./ Sau khi có một tài khoản Gmail, bạn vào trang http://blogspot.com/ và chọn Create Your Blog Now. Tại đây bạn hãy tiến hành điền đầy đủ các thao tác nhập thông tin như bình thường.



Sau khi đã hoàn thành cho mình một trang blog, bạn sử dụng địa chỉ blog của mình để đăng ký với Google. Để đăng ký tham gia chương trình này của Google, hãy vào trang Google Adsense bấm vào Click Here to Apply. Một form xuất hiện để bạn điền các thông tin cá nhân vào. Điều lưu ý là bạn phải điền hoàn toàn chính xác các thông tin cá nhân của mình với Google để tiện việc giao dịch sau này. Google sẽ hoàn toàn giữ bí mật cá nhân của bạn.

Ở mục Website URL, hãy điền địa chỉ của blog mà bạn đã đăng ký ở blogspot (ví dụ: http://example.blogspot.com),/ còn ở mục Website language thì bạn chọn ngôn ngữ cho site của mình là tiếng Anh. Mục Account type bạn chọn Individual (Bussiness dành cho các website thương mại), và mục Country or territory thì bạn chọn Vietnam.

Toàn bộ các mục còn lại là các mục về thông tin cá nhân của bạn. Bạn phải đảm bảo các thông tin này là chính xác để khỏi trở ngại cho việc giao dịch về sau này.

Để được chấp nhận, bạn phải đồng ý với các điều lệ của Google Adsense khi tham gia chương trình, bạn phải đánh dấu chọn vào toàn bộ các ô kiểm ở mục Policies. Cuối cùng bấm nút Submit Information để hoàn tất.
Google Adsense sẽ hỏi lại bạn lần cuối về các thông tin của mình trước khi hoàn thành việc đăng ký. Sau khi đăng ký, bạn phải mất khoảng 1 đến 2 ngày để Google Adsense kiểm tra lại mẫu đăng ký của bạn và quyết định có chấp nhận bạn tham gia chương trình hay không.

Để Google Adsense chấp nhận bạn thì site bạn đã đăng ký với Google phải là trang có nội dung, nghĩa là bạn phải chăm chỉ post bài lên trang blogspot của mình (tất nhiên nội dung phải là tiếng Anh). Mẹo: Bạn có thể vào một số báo tiếng Anh, trích xuất nội dung đem lên blog của mình (nhớ đề xuất xứ cho nghiêm túc).
Sau khi được Google Adsense chấp nhận, bạn đã có một tài khoản tại Google Adsense với tên truy cập là email bạn đã sử dụng để đăng ký và mật khẩu bạn đã chọn. Sau khi đăng nhập vào tài khoản thì có một số mục cần lưu ý sau:

1. Report: là bản báo cáo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng… với số tiền bạn kiếm được.

2. Ad Settings: là phần để bạn thiết lập những banner quảng cáo sao cho phù hợp với trang của bạn, với kích thước của banner, màu sắc của banner và lấy dòng code HTML để chèn vào trang của mình.

3. Search Settings: phần này để chèn đoạn tìm kiếm với Google và trang của bạn, bạn cũng nhận được tiền từ dịch vụ này.
4. Account Information: là thông tin về tài khoản của bạn, bao gồm địa chỉ, số để trả thuế, tài khoản…

5. Ads Performance: là “thành quả” lao động của những banner bạn đặt trên trang web.

6. Search Perfomance: cũng giống như Ads Performance.

7. Payment History: là thông tin về những lần Google Adsense tính toán sau mỗi tháng.

Về cơ bản là thế. Nếu bạn đã tạo ra được trang web rồi, và lại đủ điều kiện để Google Adsense chấp nhận thì bạn sẽ hoàn toàn dễ dàng lấy code HTML chèn vào trang của mình.

Một điều khá hay của chương trình này là một code HTML của một tài khoản có thể đặt lên nhiều site khác nhau, điều đó có nghĩa là bạn có thể vừa đặt code lên site có nội dung tiếng Anh dùng để đăng ký với Google Adsense, vừa có thể đặt quảng cáo lên trang web có nội dung tiếng Việt của chính bạn.

Qua quá trình tham gia, bạn có thể tự tìm hiểu thêm về chương trình này, tuy nhiên sau đây là một số lưu ý mà bạn nên cẩn thận để tránh bị khóa tài khoản một cách đáng tiếc:

1. Đừng bao giờ tự bấm chuột vào banner của chính bạn với bất cứ lý do gì.

2. Đừng bao giờ thay đổi Adsense code: trong tài khoản của bạn, Google cho phép bạn thay đổi màu sắc, đường viền, màu chữ, kiểu dáng, kích thước banner. Bạn chỉ được phép thay đổi nó trong tài khoản của bạn, bất cứ tác động nào đến đoạn code quảng cáo của Google đều là vi phạm quy tắc. Do vậy bạn cũng không nên thay đổi nó mà giữ nguyên như lúc ban đầu.

3. Chỉ đặt banner của Google trên những trang có nội dung. Vì Google Adsense có hệ thống tìm kiếm rất xuất sắc, mà chúng ta đều đã biết, cho nên đừng… bịp nó, mà hãy làm những trang có nội dung thật sự.

4. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là bạn chớ có tìm cách bịp Google Adsense bằng những phần mềm tự động bấm chuột. Google Adsense dư thông minh để biết rằng nó đang bị nói dối và trong trường hợp đó thì tài khoản của bạn sẽ vĩnh viễn bị xóa và bạn không bao giờ còn cơ hội tham gia chương trình đó nữa.
Điều cuối cùng bạn cần biết là ta sẽ nhận tiền như thế nào? Đó là khi tài khoản của bạn đạt 50$, Google Adsense sẽ gửi cho bạn một lá thư (thư thật chứ không phải là email) đến địa chỉ mà bạn đã dùng để đăng ký, trong đó có một mã số PIN (Personal Identification Number: mã số xác nhận cá nhân). Khi bạn tham gia vào Google Adsense, trước khi nhận tiền, bạn cần nạp vào mã số PIN nhận được từ Google. Mã số PIN mang ý nghĩa bảo vệ người sử dụng Google Adsense, nó đảm bảo rằng séc của bạn sẽ được chuyển đến đúng địa chỉ mà bạn đã nhập trong tài khoản.

Sau khi bạn điền mã PIN trước ngày 15 của tháng và tài khoản của bạn có trên 100$ thì Google Adsense sẽ gửi séc đến cho bạn vào ngày 25 của tháng mà bạn có đủ 100$ trong tài khoản (chẳng hạn bạn điền số PIN vào tài khoản vào ngày 13 tháng 4 và tài khoản của bạn có 110$ thì vào 25 tháng 4, Google Adsense sẽ gửi cho bạn 1 tấm séc giá trị 110$).

Nguồn: thuthuatblog.com


Add to Cart View detail

Lấy tập tin flash bằng tay không

Một trong những định dạng Media được ưa chuộng nhất trên Internet là các tập tin Meida flash. Các tập tin này có thể có hiệu ứng rất đẹp, có thể là những trò chơi nhỏ, là những đoạn phim, nhạc,
…. Vì thế nhiều người ưa thích và muốn save về máy của mình để xem lại.

Không giống như các thành phần khác của một trang web, Flash
không có một tùy chọn nào để bạn save về ổ cứng. Mặc dù cũng có nhiều chương trình và plug-in để “chọp” dạng tập tin này, nhưng tự lấy bằng tay cũng rất nhanh và thú vị.

1. Save tập tin Flash

từ trình duyệt Firefox Cách giản đơn nhất là vào Tool >> Page Info >> Chọn thẻ Media >> Trong thẻ Media, tìm đường dẫn đến tập tin Flash và tải về.

Còn nếu bạn tinh thông một tí về chương trình Firefox, bạn có thể sử dụng cách sau:
Vào trình duyệt, nhập vào thanh address: about:cache?device=disk và nhấn Enter.
Firefox sẽ liệt tất cả các tập tin lưu trữ trong thư mục cache. Lúc này bạn nhấn Ctrl + F để tìm đến các tập tin flash cần tải về. Thông thường, bạn nên chọn những từ khóa là tên trang web có chứ tập tin flash cần lấy hay, từ khóa SWF. Khi gặp tập tin flash mà bạn muốn lấy về, nhấp chuột phải lên liên kết đó

và chọn Save Link As.

2. Save tập tin Flash

từ IE.

Tất cả các máy chạy điều hành Windows đêu có chương trình duyệt web IE (trừ phi bạn gỡ bỏ). Vì vậy, dùng IE để lấy flash nếu bạn không có Firefox.

- Vào Tool >> Internet Options >

- Chọn thẻ General > Nhấp nút Setting

- Nhấp vào nút View Files để mở các tập tin lưu tạm của

trình duyệt IE

- Xóa tất cả các tập tin trong thư mục này.

- Dùng trình duyệt IE duyệt lại trang web có chứa tập tin flash cần lấy.

- Trở về thư mục chứa tâp tin tạm thời của IE >> Nhấn nút F5 để thấy các tập tin của trang mới duyệt.

- Tìm đến tập tin có đuôi là swf >> Copy sang thư mục khác

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: Sưu tầm


Add to Cart View detail

Đưa nhạc từ máy tính vào Blog nhanh chóng với Uploadingit

Để đưa nhạc từ máy tính vào blog bạn phải copy một đoạn code
có sẵn và gắn đường link (đường liên kết) nhạc vào đoạn code đó. Để làm được
điều này đòi hỏi bạn phải upload tập tin nhạc muốn đưa vào blog lên một host
miễn phí trực truyến nào đó mới có thể lấy được đường link nhạc. Điều đó quả
thật là hơi rườm rà phải không…

Đến với trang lưu trữ trực tuyến miễn phí http://www.uploadingit.com/ mọi thứ giờ đây sẽ trở
nên đơn giản hơn rất nhiều.

Đăng ký tài khoản thành công có nghĩa là bạn đã được
sở hữu 10GB ổ cứng lưu trữ trực tuyến. Trong menu My Files, bạn có các mục như
Folders (quản lý file upload), Account Settings (thông tin tài khoản), Flash MP3 Player (tạo code nhạc) và Flash SlideShow Gen (tạo code slideshow hình ảnh).


Sau khi vào menu Upload để tải các file nhạc ưa thích lên bạn vào mục Flash MP3 Player để
tạo code playlist đưa vào blog như hình sau:

Ngoài ra, bạn còn có thể làm SlideShow ảnh để đưa vào blog
trong mục Flash SlideShow Gen cũng tương tự như làm Flash MP3 Player.

Nào bạn hãy thử xem, chúc bạn thành công.

Nguồn: Sưu tầm


Add to Cart View detail

Thủ thuật Search nhanh với trình duyệt FireFox

Trong trình duyệt FireFox bạn luôn được trang bị các bộ máy tìm kiếm phía trên góc phải như: Google, Yahoo… Để search một đoạn text đòi hỏi bạn phải nhập đoạn text vào khung search để search. Có một cách giúp bạn có thể Search nhanh đoạn text trong quá trình lướt web chỉ bằng vài cái click chuột.
Đầu tiên bạn vào đây để cài đặt Add-on cho trình duyệt FireFox.

Sau khi cài đặt bạn quét chọn dòng text cần search, click phải chuột > Search for “task scheduler” > chọn công cụ để search.


Ngoài ra, để quản lý bộ Search theo thư mục như hình trên bạn có thể cài thêm Add-on Organize Search Engines from Mozilla Add-ons. Sau khi cài đặt click vào mũi tên kế bên khung Search chọn Manage Search Engines…
Cửa sổ Manage Search Engine List hiện ra, bạn có thể tạo thư mục mới bằng cách click New Folder và tạo các thử mục như hình dưới (bạn có thể đặt tên thư mục theo ý mình):
Sau khi hoàn tất nhấp OK. Và các bộ máy Search của bạn sẽ được chứa trong những thư mục bạn vừa tạo như hình sau:

Chúc bạn thành công!

Nguồn: Sưu tầm


Add to Cart View detail

Most View Product

Contact Online

Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2012. Hainet360 - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger