Welcome to our online store

test

Nghe Nhac
New Products
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cong nghe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cong nghe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, tháng 6 30, 2009

Công nghệ thông tin

"Thành viên” trong bộ Microsoft Office, Powerpoint là công cụ hữu ích dùng cho việc thuyết trình tại các cuộc hội thảo, giảng dạy hay ít nhất là cho thuyết trình luận văn tốt nghiệp.
Đây một phần mềm thông dụng nhất hiện nay đối với không chỉ riêng các cán bộ quản lý, hay giáo viên mà còn cho cả những sinh viên.

Phần mềm Microsoft Powerpoint cùng với máy trình chiếu giúp cho những ý tưởng tỏa sáng.

Khởi động PowerPoint

Để bắt đầu quá trình khởi tạo một tài liệu thuyết trình (slideshow), cần bật ứng dụng này lên. Nhấn chuột vào Start menu rồi mở trình đơn Programs, tìm đến nhóm Microsoft Office để mở PowerPoint.
Tiếp theo, PowerPoint sẽ hiện ra hộp thoại cho lựa chọn các mục nhằm tạo hoặc mở một slideshow theo ý muốn của người sử dụng.
- Nếu lựa chọn Template, sẽ cho một số mẫu nền sẵn có cho slideshow của bạn.
- Nếu Blank Presentation sẽ cho một slideshow với nền trắng để có thể tuỳ biến dễ dàng.
Nên dùng một Blank Page. Sau khi đã có một slideshow nền trắng trên màn hình, cần chọn màu cho nó bằng cách nhấn chuột phải vào đó và chọn Background. Hộp thoại Background mở ra, nhấn vào mũi tên sổ xuống, chọn Fill Effects cho màu nền có độ sâu.
Hộp thoại Fill Effects mở ra, ở thẻ Gradient đánh dấu chọn One Color, rồi nhấn mũi tên sổ xuống bên cạnh, chọn More Color, hộp thoại Colors xuất hiện cho phép chọn màu ưng ý. Chọn xong màu rồi nhấn OK để trở về hộp thoại Fill Effects. Tại hộp thoại này, đánh dấu chọn vào mục From title ở dưới cùng, rồi chọn kiểu trung tâm sáng ngoại vi tối ở mục Variants bên cạnh, xong nhấn OK.
Cần lưu ý sử dụng màu sắc cho slideshow rất quan trọng. Màu sắc lòe loẹt sẽ gây khó chịu cho người xem. Bạn nên chọn một màu đơn hơi tối, vừa không chói mắt lại vừa làm nổi bật màu chữ. Một gợi ý là chọn màu xanh dương đậm.

Màu và kích cỡ cho Font chữ

Chọn phông chữ nên là một trong các font sau: Arial, Vni-Helve, Vni-Times. Nên chọn màu trắng, vàng, xanh lá cây, cam. Kích cỡ nên trong giới hạn từ 20-44 pt. Không nên chọn kích cỡ dưới 20 pt vì chữ sẽ nhỏ khi nhìn từ xa (trừ khi trình bày bảng số liệu thì có thể chọn cỡ thấp nhất là 20 pt).
Tạo trang kế tiếp
Để tạo một slide mới: Chọn insert/New Slide hoặc biểu tượng New Slide trên thanh Tollbar hoặc nhấp Ctrl + M.
Để tạo màu nền mới: Vào Format/Custom Background rồi chọn màu bạn thích và nhấp Apply cho một hoặc Apply to All cho tất cả các slideshow.
Tạo các hình tuỳ thích: Bạn hãy nhấp vào các biểu tượng nằm trên hộp Drawing, sau đó vẽ lên slideshow của mình nhằm tạo các hình theo sở thích. Biểu tượng Textbox để viết các đề mục chính trong bài phát biểu của mình. Bạn cũng có thể xoay các đối tượng của mình bằng cách chọn biểu tượng Free rotate tool, hoặc vào Draw/rotate/flip và chọn các kiểu xoay phù hợp. Tiếp theo bạn có thể thay đổi font thích hợp bằng cách chọn Format/font.

Bổ sung hiệu ứng đặc biệt

Nhắp vào biểu tượng Fill color, rồi chọn shaded để tạo bóng cho đối tượng, đây là hiệu ứng hết sức bắt mắt để tạo ra những hình ba chiều. Bạn cũng có thể tạo các cách tô vẽ cho đối tượng của mình bằng cách chọn các mục còn lại trong Fill color. Chú ý: bạn không thể làm điều này với các đối tượng đưa vào là hình ảnh.
Chọn nút Shawdow on/off để tạo hình bóng của đối tượng lên hình nền. Đây cũng là một cách làm cho đối tượng của bạn thêm phần đẹp mắt.
Ngoài việc cắt dán các đối tượng đã hết sức quen thuộc, bạn cũng có thể chèn các đối tượng khác như trong các phần mềm khác của bộ office bằng cách vào insert/object. Bạn có thể chèn một tài liệu Word hoặc bảng tính excel, một bản nhạc, đoạn phim hay bất cứ cái gì bạn muốn.
Bạn có thể chèn hình ảnh các bông hoa, hay biểu tượng ngộ nghĩnh cho slideshow thêm bắt mắt . Những hình ảnh đó có thể tải miễn phí tại địa chỉ http://www.animationfactory.com .
Một trong những hiệu ứng có kết quả tốt là tạo nên những ấn tượng khi trình bày các đối tượng theo các cách khác nhau, làm tăng hiệu quả trình bày lên rõ rệt. Nhắp vào biểu tượng Animation effect trên thanh toolbar, một bảng nút sẽ hiện ra.
Việc tạo hiệu ứng cho slideshow sẽ làm tăng tính hấp dẫn lôi cuốn người xem. Tuy nhiên cần chú ý tới tính hợp lý cho từng mục đích của buổi thuyết trình. Đối với các buổi trình chiếu quảng cáo sản phẩm hay tiếp thị nên sử dụng nhiều hiệu ứng mạnh gây ấn tượng. Còn với buổi trình luận văn tốt nghiệp thời gian thường không dài, vì vậy nếu bạn tạo nhiều hiệu ứng thì sẽ làm mất thời gian vô ích. Do vậy chỉ nên sử dụng 2 đến 3 hiệu ứng, bao gồm 1 hiệu ứng chuyển trang và 2 hiệu ứng cho chữ.

Để tạo hiệu ứng cho chữ, nhấn chuột phải vào khung chứa chữ, chọn Custom Amination. Cửa sổ Add Effect xuất hiện ở bên phải, nhấp vào nút Add Effect để chọn hiệu ứng, ví dụ như Fly in (bay), Spin (quay tròn), Grow/Shrink (phóng to/thu nhỏ), Diamond (lấp lánh)... Kinh nghiệm cho thấy hiệu ứng Random Bars thường được sử dụng. Nếu bạn muốn áp dụng một kiểu hiệu ứng cho toàn bộ nội dung slideshow thì vào menu Slide Show/Amination Schemes. Cửa sổ Apply to selected Slides xuất hiện bên phải, bạn chỉ việc nhấn chọn hiệu ứng rồi vào Slide Show/View Show xem thử.

Để tạo hiệu ứng chuyển trang, bạn vào Slide Show/Transition. Cửa sổ Slide Transition xuất hiện ở bên phải, bạn nhấn chọn hiệu ứng rồi vào Slide Show/View Show xem thử. Hiệu ứng Strips Right-Down thường được dùng nhất.

Trình diễn sản phẩm

Có nhiều cách để trình diễn các slide PowerPoint. Vào View/slide show hoặc nhắp biểu tượng Slide show bên trái phía dưới màn hình. Theo mặc định, đuôi của các file PowerPoint là *.ppt.
Khi trình diễn, các đối tượng của slideshow hoặc từng slideshow sẽ hiện ra theo từng cái nhắp chuột hoặc biểu tượng nào đó của bàn phím. Bạn nên cho các tiêu mục hiện ra lần lượt để dễ theo dõi.
Bạn có thể dùng bút để vẽ, khoanh tròn các vấn đề quan trọng bằng cách nhắp vào nút có hình mũi tên bên dưới và chọn pen hoặc nhắp nút phải lên màn hình và chọn lựa. Bạn có thể chọn màu cho đường vẽ bằng cách vào pointer options/pen color" và chọn màu thích hợp.

Muốn kết thúc, chọn End Show.

(Theo Vũ Anh Tú)



CÁC BÀI TRÌNH CHIẾU TRÊN MS POWERPOINT
Mời các Bạn tham khảo và đăng nhận xét (comment) của mình góp ý cho Chuyên mục này. Chúc các bạn thật nhiều niền vui!



Hình ảnh minh họa cho bài trình chiếu trên Microsoft Powerpoint


Tìm thêm một số bài khác

MÔN TOÁN

♦ Giáo án: Hội thi giáo viên giỏi cấp Tỉnh môn toán lớp 2 Download »

♦ Giáo án: Hội giảng môn Toán lớp 3 Download »

AN TOÀN GIAO THÔNG

♦ Giáo án: An toàn giao thông lớp 2 Download »

MĨ THUẬT

♦ Giáo án: Báo cáo Mĩ thuật lớp 5 Download »

♦ Giáo án: Chuyên đề Mĩ thuật cấp Tỉnh Download »

♦ Giáo án: Hội giảng Mĩ thuật lớp 4 Download »

♦ Giáo án: Hội giảng Mĩ thuật lớp 3 Download »

♦ Giáo án: Báo cáo thay sách Mĩ thuật lớp 4 Download »

♦ Giáo án: Hội giảng Mĩ thuật lớp 5 Download »

ĐỊA LÍ

♦ Giáo án: Địa lí lớp 4 Download »

♦ Giáo án: Địa lí lớp 5 Download »

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

♦ Giáo án: Giáo dục bảo vệ môi trường Download »

TẬP LÀM VĂN

♦ Giáo án: Hội giảng tập làm văn lớp 3 Download »

♦ Giáo án: Hội giảng tập làm văn lớp 5 Download »

♦ Giáo án: Chuyên đề Tập làm văn lớp 5 Download »

♦ Giáo án: Chuyên đề Tập làm văn lớp 3 Download »

♦ Giáo án: Hội giảng Tập làm văn lớp 4 Download »

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

♦ Giáo án: Hội giảng Tự nhiên xã hội Download »

LỊCH SỬ

♦ Giáo án: Hội giảng Lịch sử lớp 4 Download »

VẬT LÝ

♦ Giáo án: Ôn tập vật lí lớp 7 Download »

Add to Cart View detail

Optio W80 - máy ảnh siêu bền của Pentax

Máy ảnh số du lịch Pentax Optio W80 với thiết kế đơn giản nhưng chắc chắn có thể hoạt động ở độ sâu 5m dưới nước, trong điều kiện nhiệt độ -10oC cũng như có thể chịu được va đập khi rơi từ độ cao 1m.
Ngoài khả năng chịu đựng tốt, Pentax Optio W80 chỉ sở hữu tính năng cơ bản của một máy ảnh "chấm cao" với bộ cảm biến CCD 1/2,3 inch 12 Megapixel có khả năng zoom quang học 5x, ống kính góc rộng 28mm, tiêu cự f3.5 - f5.5.

Cùng với độ nhạy sáng trong khoảng ISO 64 - 6400, Optio W80 còn được trang bị tính năng tự động lấy nét tại 9 điểm, tự động nhận diện khuôn mặt cùng tính năng ổn định ảnh quang học, cho phép người dùng dễ dàng chụp được những tấm ảnh đẹp trong mọi điều kiện. Máy có tốc độ chụp tối đa 1/1500 giây và chậm nhất là 1/4 giây, được trang bị pin sạc D-LI78 lithium-ion có thời gian sử dụng 180 phút hoặc có thể chụp được 170 tấm hình khi được sạc đầy pin.

Optio W80 có giá 300 USD với 3 màu vỏ lựa chọn là đỏ, xanh và xám.

Xuân Tùng
Add to Cart View detail

Chủ Nhật, tháng 6 28, 2009

Làm gì khi máy tính không hoạt động

Vào một ngày nào đó, bạn bật máy tính của mình lên và thấy nó không thể hoạt động được. Giải pháp của bạn là gì? Vác máy đi bảo hành hay thử tự mình khám phá xem nó bị làm sao? Nhưng vấn đề của bạn là tự “khám bệnh” cho nó bằng cách nào? Với bài viết này thì việc đó không còn là vấn đề to tát nữa, từng bước trong bài sẽ hướng dẫn cho bạn biết điều gì nên thực hiện khi máy tính không hoạt động và cách khắc phục hiện tượng này.

Cụm từ “máy tính không hoạt động” ở đây có nghĩa rằng máy tính của bạn bị “die” (chết), nghĩa là không xuất hiện một tín hiệu gì trên màn hình. Nếu trong trường hợp bạn có thấy một tín hiệu gì đó trên màn hình khi máy tính được bật và thì vấn đề đó không nằm trong hướng dẫn này. Trong trường hợp đó thì bạn lại gặp phải một vấn đề khác: máy tính không thể nạp hệ điều hành, nghĩa là không khởi động được. chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách khắc phục tình huống đó trong một bài khác.

Vấn đề chính mà người dùng đang phải đối mặt ở tình huống này là họ tiến hành thực hiện một số hoạt động không theo một thứ tự nào cả và cuối cùng họ không nhớ những đã thực hiện nữa. Tồi tệ hơn, nhiều người còn cho rằng họ hiểu cách làm việc của máy tính, ví dụ người dùng cho rằng bo mạch chủ của họ vẫn tốt và thử khởi động vì họ “hình như” nghe thấy ổ đĩa cứng vấn đang chạy. Đây quả thực là một hành động không tốt vì các ổ đĩa cứng sẽ quay ngay sau khi máy tính được bật nguồn, thậm chí kể cả khi chúng không được kết nối với bo mạch chủ.

Chính vì các bạn nên thực hiện theo đúng thứ tự các bước của hướng dẫn này . Đừng cho rằng một trong các bước khá đơn giản – nhiều người phải tháo toàn bộ máy tính mới tìm ra một USB có khiếm khuyến được cài đặt gần đây trên một trong các cổng USB đang bị cấm khi máy tính hoạt động, thực hiện theo hướng dẫn của chúng tôi bạn sẽ phát hiện ra vấn đề ngay tức khắc.

Nếu bạn đã thử một vài thứ khác nhau thì hãy quên những gì đã làm đi và thực hiện lại từ đầu theo hướng dẫn này. Không nên nhảy qua các bước vì bạn đã thấy những gì như chúng tôi vừa nói trên.

Bạn đã sẵn sàng? Chúng ta hãy bắt đầu các công việc cần làm!

Bước 1: Xem xét tỉ mỉ bên ngoài

Thứ đầu tiên mà bạn cần thực hiện là kiểm tra bên ngoài máy tính của mình. Bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây (Không cần thử bật máy tính)

• Kiểm tra xem dây nguồn chính có được cắm với điện hay không.

• Kiểm tra xe dây nguồn chính có được cắm chắc với power supply của máy tính không (chúng tôi khuyên bạn nên tháo nó và cắm trở lại cho chắc ăn).

• Kiểm tra xem công tắc 110/220V từ power supply có ở đúng vị trí hay không.

• Kiểm tra xem công tắc on/off trên power supply (được đặt ở phía sau của máy tính) có ở chế độ “on” hay không (nếu có)

• Kiểm tra xem công tắc reset ở mặt trước case có bị mắc kẹt hay không. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhấn nó; nếu không thể nhấn thì điều đó có nghĩa rằng nó đã bị mắc kẹt và bạn cần phải nhấn nhả nó.Tháo tất cả cáp ngoài của máy tính, cụ thể gồm có bàn phím, chuột, máy in, camera số, iPod,… và các thiết bị bên ngoài khác mà bạn đã gắn vào máy tính như ổ USB. Chỉ giữ lại mỗi một cáp màn hình đã được gắn. Chính vì vậy sau khi thực hiện bước này thì chỉ có dây nguồn và cáp video được gắn với máy tính của bạn.

• Kiểm tra xem màn hình đã được bật chưa (nó sẽ có đèn LED nhấp nháy thể hiện đang được bật). Nếu LED này không được bật hoặc nhấp nháy thì bạn có thể kiểm tra dây nguồn của monitor đã được cắm với nguồn điện hay chưa và xem đầu cắm với màn hình có chặt không.

• Kiểm tra xem các thiết lập về độ sáng và độ tương phản của màn hình và điều chỉnh cho đúng.

Sau khi thực hiện tất cả các bước trên, bạn hãy bật máy tính lên. Lúc này nó có làm việc không? Nếu máy tính vẫn không có một động tĩnh nào, hãy thực hiện sang bước tiếp theo.

Bước 2: Xem xét bên trong: Các vấn đề cơ bản

Lúc này bạn đã loại bỏ mọi thứ vấn đề có liên quan ở bên ngoài máy, bạn cần mở máy tính ra. Thao tác này thực sự rất đơn giản và bạn có thể dễ dàng tháo panel này.

Lúc này bạn cần tháo mọi thứ không cần thiết trong máy tính khi khởi động . Đây thực sự là một bước quan trọng. Để bật nguồn máy tính chỉ cần các thành phần dưới đây:

○ Power supply;
○ Motherboard;
○ CPU;
○ Bộ làm mát CPU
○ Một RAM
○ Một video card


Chính vì vậy mọi thứ còn lại cần phải được tháo khỏi máy tính. Những thứ này có thể là tất cả các card add-on mà bạn có (ví dụ như sound card), ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang, các môđun nhớ (chỉ để lại một), card video thứ hai, quạt cho case,... Nếu bo mạch chủ của bạn có một on-board video và một add-on video card đã được cài đặt, hãy tháo video card và cài đặt cáp màn hình với on-board video connector.

Thành phần tháo bỏ cần phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng và ngắn bỏ nguồn cấp vì nguồn cấp có thể làm hỏng các thành phần này của bạn. Vì máy tính của bạn đang không bật nên có thể khó phát hiện ra vấn đề. Để bảo đảm rằng không có nguồn cấp cho các thành phần này, bạn chỉ cần nhổ dây nguồn chính ra khỏi thiết bị. Đây chính là cách tốt nhất để thực hiện thủ tục này.

Như những gì bạn đã thấy từ danh sách trên, máy tính không cần đến bất cứ một ổ cứng nào để khởi động. Chính vì vậy không được quên tháo chúng (bạn cần tháo cáp kết nối các ổ cứng với bo mạch chủ và cáp nguồn). Bạn cũng cần bỏ kết nối các quạt bổ trợ đang có trong case.

Sau khi thực hiện tháo các thành phần của máy tính không cần thiết này, bạn hãy bật máy tính lên (không quên cắm dây nguồn vào ổ điện). Nó có chạy không? Bạn đã giải quyết vấn đề và lúc này cần lắp lại tất cả các bộ phận đúng chỗ, nhớ là từng cái một (có nghĩa là tắt máy tính và sau đó lắp trở lại từng phần một, cứ lắp một phần bạn lại bật máy tính trở lại để xem xem nó có khởi động được hay không). Không được quên rằng bạn chỉ có thể lắp các thành phần khi máy tính đã được tắt, chính vì vậy cần tắt máy trước khi cài đặt phần tiếp theo. Nếu sau khi cài đặt lại một phần nào đó và máy tính của bạn không thể hoạt động thì điều đó có nghĩa là phần vừa lắp có vấn đề, bạn cần phải loại trừ và thay thế hoặc cũng có thể là vấn đề tiếp xúc kém với phần này, vấn đề này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn trong bước 4. Không cài đặt lại tất cả các phần đồng thời vì thực hiện như vậy bạn sẽ không thể phát hiện thành phần nào có lỗi. Đó chính là lý do tại sao chúng tôi khuyên bạn cần phải lắp đặt lại từng phần một và bật máy tính sau mỗi một phần được lắp.

Nếu máy tính của bạn vẫn không chạy, điều đó có nghĩa rằng một thành phần nào đó trong phần được liệt kê trên bị lỗi hoặc có vấn đề về tiếp xúc. Trước khi tiếp tục, chúng ta hãy xem những gì xảy ra khi bạn bật máy tính của mình, thời gian này với case đã được mở chỉ có các phần được liệt kê ở trên:

• Power supply của bạn có chia điện? Có thể kiểm tra vấn đề này bằng cách xem xem các LED trên bo mạch chủ và LED trên mặt trước của case có sáng xanh không khi máy được bật hay không (nhấn công tắc on/off). Nếu nó không cấp điện thì điều này có nghĩa power supply đã bị hỏng và phải được thay thế bằng cái khác.

• Quạt CPU có quay không? Nếu nó không quay và khi đó nguồn không hỏng thì có nghĩa là quạt CPU của bạn đã bị hỏng và cần phải được thay thế. Một vài bo mạch chủ có mạch bảo vệ sẽ tắt hệ thống nếu quạt CPU không hoạt động.

• Máy tính của bạn dường như làm việc một lát sau đó tắt ngay (nghĩa là quạt CPU quay một lát rồi máy tính tự động tắt)? Điều này có thể do một vài thứ nhưng lúc này bạn hãy nên thử thiết lập lại bộ nhớ của CMOS (thủ tục này sẽ được giới thiệu ở phần dưới).

• Bạn nghe thấy tiếp bíp từ phía loa được gắn trên case? Nếu thế thì điều đó có nghĩa là máy có vấn đề về tiếp xúc trên card video và các modul nhớ hoặc có thể là chúng đã bị hỏng.

Bước 3: Xóa bộ nhớ CMOS

Bước tiếp theo là xóa bộ nhớ CMOS, đây là một bộ nhớ nhỏ được gắn trên bo mạch chủ để đảm trách việc lưu cấu hình máy tính. Thực hiện bằng cách thay đổi vị trí của một jumper hoặc ngắn mạch hai chân trên bo mạch chủ bằng một tô vít dẹt. Vị trí chính xác của jumper hay các chân phụ thuộc vào bo mạch chủ và bạn phải tìm được vị trí chính xác của nó trên hướng dẫn sử dụng của bo mạch (thường thì chúng được viết “Clear CMOS”, “CCMOS” hoặc “CLRTC” ở bên cạnh). Trong bức ảnh dưới đây, chúng tôi đưa ra một số ví dụ.

Hình 1: Xóa CMOS jumper (bạn cần thay đổi vị trí của nó)


Hình 2: Xóa các chân CMOS (bạn cần ngắn mạch chúng bằng một tua vít dẹt)



Hình 3: Xóa CMOS pads (bạn cần phải ngắn mạch bằng một tua vít dẹt)

Thủ tục là hoàn toàn giống nhau: với máy tính đã được tắt (nghĩa là dây nguồn đã được rút), bạn chuyển vị trí của jumper hoặc ngắn mạch hai chân bằng một tô vít dẹt và giữ nó như vậy trong khoảng 2s, sau đó chuyển jumper trở lại vị trí mặc định và bật máy tính lại.

Nếu bước này không giải quyết được vấn đề của bạn – nghĩa là nếu máy tính vẫn không khởi động được thì bạn cần phải thực hiện bước tiếp theo. Nếu xóa bộ nhớ CMOS giải quyết được vấn đề thì bạn cần phải thực hiện hai thứ. Đầu tiên là lắp lại tất cả các thành phần của máy tính về đúng vị trí của nó. Thứ hai là vào cài đặt bo mạch chủ để cấu hình lại nó. Máy tính của bạn sẽ báo rằng bộ nhớ CMOS đã bị xóa chính vì vậy cần nhấn F1 để vào phần cài đặt và cấu hình lại nó.


Theo thuthuat-itvn.com

Add to Cart View detail

Nguồn ATX: phân tích mạch

Phân tích sơ đồ khối của nguồn ATX.
Sơ đồ khối của nguồn ATX được chia làm 4 nhóm chínhMạch lọc nhiễu và chỉnh lưu- Mạch lọc nhiễu - Có chức năng lọc bỏ nhiễu cao tần bám theo đường dây điện AC 220V, không để chúng lọt vào trong bộ nguồn và máy tính gây hỏng linh kiện và gây nhiễu trên màn hình, các nhiễu này có thể là sấm sét, nhiễu công nghiệp v v…- Mạch chỉnh lưu - Có chức năng chỉnh lưu điện áp xoay chiều thành một chiều, sau đó điện áp một chiều sẽ được các tụ lọc, lọc thành điện áp bằng phẳng.Nguồn cấp trước (Stanby) - Nguồn cấp trước có chức năng tạo ra điện áp 5V STB (điện áp cấp trước) để cung cấp cho mạch khởi động trên Mainboard và cung cấp 12V cho mạch dao động của nguồn chính.- Nguồn cấp trước hoạt động ngay khi ta cấp điện cho bộ nguồn và nó sẽ hoạt động suốt ngày nếu ta không rút điện ra khỏi ổ cắm.- Ở trên Mainboard, điện áp 5V STB cấp trước đi cấp trực tiếp cho các IC-SIO và Chipset nam.- Trên bộ nguồn, IC dao động của nguồn chính cũng được cấp điện áp thường xuyên khi nguồn Stanby hoạt động, nhưng IC dao động chỉ hoạt động khi lệnh P.ON có mức logic thấp (=0V)

Nguồn chính (Main Power) - Nguồn chính có chức năng tạo ra các mức điện áp chính cung cấp cho Mainboard đó là các điện áp 12V, 5V và 3,3V, các điện áp này cho dòng rất lớn để có thể đáp ứng được toàn bộ hoạt động của Mainboard và các thiết bị ngoại vi gắn trên máy tính, ngoài ra nguồn chính còn cung cấp hai mức nguồn âm là -12V và -5V, hai điện áp âm thường chỉ cung cấp cho các mạch phụ.

Mạch bảo vệ (Protech)- Mạch bảo vệ có chức năng bảo vệ cho nguồn chính không bị hư hỏng khi phụ tải bị chập hoặc bảo vệ Mainboard khi nguồn chính có dấu hiệu đưa ra điện áp quá cao vượt ngưỡng cho phép.- Lệnh P.ON thường đi qua mạch bảo vệ trước khi nó được đưa tới điều khiển IC dao động, khi có hiện tượng quá dòng (như lúc chập phụ tải) hoặc quá áp (do nguồn đưa ra điện áp quá cao) khi đó mạch bảo vệ sẽ hoạt động và ngắt lênh P.ON và IC dao động sẽ tạm ngưng hoạt động.

Bốn nhóm chính của bộ nguồn ATX (trong các đường đứt nét)
Bạn kích vào các mạch của sơ đồ dưới đây để xem chú thích chi tiết và xem quá trình hoạt động của bộ nguồn

Phân tích các hoạt động của nguồn ATX ở sơ đồ trên:* Khi ta cắm điện cho bộ nguồn ATX, điện áp xoay chiều sẽ đi qua mạch lọc nhiễu để loại bỏ nhiễu cao tần sau đó điện áp được chỉnh lưu thành áp một chiều thông qua cầu đi ốt và các tụ lọc lấy ra điện áp 300V DC.- Điện áp 300V DC đầu vào sẽ cung cấp cho nguồn cấp trước và nguồn chính, lúc này nguồn chính chưa hoạt động.- Ngay khi có điện áp 300V DC, nguồn cấp trước hoạt động và tạo ra hai điện áp:- Điện áp 12V cấp cho IC dao động và mạch bảo vệ của nguồn chính.- Điện áp 8V sau đó được giảm áp qua IC- 7805 để lấy ra nguồn cấp trước 5V STB đưa xuống Mainboard

* Khi bật công tắc PWR trên Mainboard, khi đó lệnh P.ON từ Mainboard đưa lên điều khiển sẽ có mức Logic thấp (=0V), lệnh này chạy qua mạch bảo vệ sau đó đưa đến điều khiển IC dao động.- IC dao động hoạt động tạo ra hai xung dao động được hai đèn đảo pha khuếch đại rồi đưa qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất.- Các đèn công suất hoạt động sẽ điều khiển dòng điện biến thiên chạy qua cuộn sơ cấp của biến áp chính, từ đó cảm ứng sang bên thứ cấp để lấy ra các điện áp đầu ra.- Các điện áp đầu ra sau biến áp sẽ được chỉnh lưu và lọc hết gợn cao tần thông qua các đi ốt và bộ lọc LC rồi đi theo dây cáp 20 pin hoặc 24pin xuống cấp nguồn cho Mainboard- Mạch bảo vệ sẽ theo dõi điện áp đầu ra để kiểm soát lệnh P.ON, nếu điện áp đầu ra bình thường thì nó sẽ cho lệnh P.ON duy trì ở mức thấp đưa sang điều khiển IC dao động để duy trì hoạt động của bộ nguồn, nếu điện áp ra có biểu hiện quá cao hay quá thấp, mạch bảo vệ sẽ ngắt lệnh P.ON (bật lệnh P.ON lên mức logic cao) để ngắt dao động, từ đó bảo vệ được các đèn công suất không bị hỏng, đồng thời cũng bảo vệ được Mainboard trong các trường hợp nguồn ra tăng cao.
Sơ đồ chi tiết của một bộ nguồn ATX
Sơ đồ nguyên lý nguồn ATX
Mạch lọc nhiễu và chỉnh lưu

○ Nguồn cấp trước - Stanby
○ Mạch nguồn chính
○ Mạch bảo vệ


Nguồn: hocnghe.com.vn

Add to Cart View detail

Ổ cứng 1.500 GB xuất hiện vào tháng tới

Với sự xuất hiện của HDD dung lượng lớn nhất thế giới nói trên (1,5 terabyte) do Seagate (Mỹ) sản xuất, tốc độ tăng khả năng lưu trữ ổ cứng đang đạt 50% mỗi năm.

Năm 2005, hãng điện tử Nhật Hitachi lần đầu xuất xưởng sản phẩm 500 GB. Một năm sau, khả năng lưu trữ của ổ cứng đã là 750 GB nhờ sự góp mặt của sản phẩm Seagate. Đến 2007, vẫn là Hitachi đi tiên phong trong việc mở rộng mức chứa dữ liệu trong HDD lên 1 terabyte.
Ổ 1,5 terabyte của Seagate. Ảnh: PCWorld

Tuần này, hãng Seagate tuyên bố sẽ phát hành trong tháng 8 dòng Barracuda thế hệ thứ 11, đạt dung lượng vô địch trên thị trường nhờ được trang bị 4 đĩa 375 GB. Barracuda 7200.11 hỗ trợ giao diện SATA và tốc độ 7.200 vòng/phút.

Ngoài mẫu 1,5 TB, Barracuda còn có các phiên bản 1 TB, 750 GB, 640 GB, 500 GB, 320 GB và 160 GB, với cache 16 MB hoặc 32 MB.

Seagate cũng giới thiệu hai ổ 500 GB thuộc dòng Momentus 2,5 inch với tốc độ 5.400 vòng/phút và 7.200 vòng/phút dành cho máy tính xách tay. Chúng được trang bị bộ cảm biến có khả năng bảo vệ thiết bị mỗi khi có va chạm.
Ổ Hitachi 1 TB. Ảnh: The Inquirer

Ngày 9/7, Hitachi cũng cho ra mắt ổ cứng 1 terabyte thế hệ hai sử dụng 3 đĩa 375 GB, được cho là có khả năng tiêu thụ điện thấp nhất thế giới. Sản phẩm 1 TB đầu tiên của hãng này phải dùng tới 5 đĩa và 10 đầu đọc

Tuy nhiên, cả Hitachi và Seagate đều chưa tiết lộ giá sản phẩm.

Theo Vnexpress
Add to Cart View detail

Most View Product

Contact Online

Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2012. Hainet360 - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger